Xử trí nhanh cơn đau thắt ngực bất chợt

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Đau thắt ngực ở thường là do thiếu máu cục bộ nhất thời ở cơ tim, khi động mạch vành đã bị vữa xơ gây hẹp động mạch vành. Xử trí nhanh cơn đau thắt ngực bất chợt như thế nào?

1. Tổng quan về đau thắt ngực 

Đau thắt ngực là thuật ngữ chỉ cơn đau nhức, khó chịu ở vùng ngực. Tình trạng này xảy ra khi động mạch vành không có khả năng cung cấp máu đến nuôi tim. Tác động này thường do mảng xơ vữa ở thành mạch máu. Những mảng xơ vữa tích tụ làm hẹp động mạch và hạn chế cung cấp máu đến tim, nhất là khi người bệnh gắng sức. 

Cơn đau thắt ngực xuất hiện kèm theo cảm giác như có một áp lực rất lớn đè lên vùng ngực, đặc biệt là ở ngực trái và sau xương ức. Thời gian đau có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút. Thậm chí, cơn đau có thể lan rộng ra cổ, hàm, vai, cánh tay và vùng lưng. 

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Critical Care (Mỹ), mức độ đau thắt ngực ở người bệnh nam giới thường nặng hơn nữ giới. Cơn đau càng tăng mức độ khi gắng sức. Ở nữ giới, nhiều người bệnh mô tả triệu chứng chỉ là khó chịu ở ngực, vùng cổ hoặc lưng. Do vậy, bệnh rất dễ bị nhầm lẫn và bỏ qua. 

Nếu cơn đau thắt ngực kéo dài hơn 20 phút, khả năng cao người bệnh đã bị nhồi máu cơ tim. Đây là trường hợp cấp cứu và người bệnh cần được đưa đến bệnh để can thiệp xử trí nhanh cơn đau thắt ngực.

2. Đau thắt ngực biểu hiện thế nào?

Đau thắt ngực có thể xuất hiện bất ngờ hoặc âm ỉ, không rõ ràng, khó phát hiện. Cơn đau có thể lan xuống vùng cổ, vai, lưng, thậm chí cả cánh tay. Một số trường hợp còn cảm thấy đầy bụng, khó tiêu.

xu-tri-nhanh-con-dau-that-nguc-bat-chot

Khi bị đau thắt ngực bất chợt người bệnh cần ngưng mọi hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý

Mặt khác, cơn đau có thể xuất hiện kèm theo triệu chứng đổ mồ hôi, choáng váng, khó thở, buồn nôn và ngất xỉu. Ngoài ra, tình trạng đau thắt ngực phụ thuộc vào từng dạng mà người bệnh mắc phải. Nhận biết sớm các dạng đau thắt ngực sẽ giúp người bệnh xử trí kịp thời và hiệu quả cơn đau.

Có 4 dạng đau thắt ngực như:

2.1. Đau thắt ngực ổn định

Đây là loại đau thắt ngực phổ biến nhất, thường xuất hiện ở vùng sau xương ức. Đau có thể lan dọc cánh tay, lưng và các bộ phận khác. Triệu chứng này xảy ra khi người bệnh vận động đi bộ hoặc leo cầu thang. Lúc này tim cần sử dụng nhiều oxy hơn để hoạt động, dẫn tới dễ đau thắt ngực. Dù vậy, đau thắt ngực ổn định có thể dự đoán trước và giảm đau sau khi nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc giãn mạch.

2.2. Đau thắt ngực không ổn định

Cơn đau thắt ngực không ổn định thường xuất hiện dữ dội với tần suất và mức độ tăng dần. Trong thời gian ngắn, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng. Các cơn đau này vô cùng nguy hiểm do không chỉ gây ra nhồi máu cơ tim cấp mà còn có thể dẫn tới đột tử, nếu không được cấp cứu kịp thời. Thậm chí, nhiều trường hợp được cấp cứu kịp vẫn để lại nhiều di chứng nặng nề.

2.3. Đau thắt ngực Prinzmetal

Là cơn đau hiếm gặp, xuất hiện một cách đột ngột vào nửa đêm khi bạn đang ngủ. Cơn đau thường kéo dài đến 30 phút và đa số trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, triệu chứng đau có thể giảm khi người bệnh dùng thuốc điều trị.

2.4. Đau thắt vi mạch máu

Cơn đau xuất hiện trong thời gian dài và làm tim tổn thương nghiêm trọng. Đau đi kèm với mệt mỏi, hơi thở ngắn, khó ngủ và thiếu năng lượng. Tình trạng này thường khởi phát do tâm lý căng thẳng, lo âu của người bệnh.

3. Xử trí nhanh cơn đau thắt ngực bằng cách nào?

Khi xuất hiện chứng đau thắt ngực, người bệnh cần dừng mọi cử động, tránh di chuyển, vận động. Lúc này, người bệnh nên nghỉ ngơi để giảm đau. Trường hợp đau thắt ngực nặng phải đến bệnh viện ngay.

xu-tri-nhanh-con-dau-that-nguc-bat-chot.jpg2

Triệu chứng đau thắt ngực giảm khi người bệnh nghỉ ngơi hợp lý

Người bệnh và những người xung quanh cần gọi ngay cấp cứu để xử trí nhanh cơn đau thắt ngực

– Đau thắt ngực ở mức độ nặng.

– Đau đi kèm với triệu chứng khó thở.

– Cơn đau kéo dài hơn vài phút.

– Đau ngực nặng hơn khi đi bộ, leo cầu thang, hoặc thực hiện cáchoạt động gắng sức khác.

– Cơn đau ngực dẫn tới sự lo lắng, hoảng loạn.

Ngoài ra, với những người đã có chứng đau thắt ngực thâm niên, bác sĩ có thể chỉ định mỗi lần đau ngậm nitroglycerin dưới lưỡi hoặc amyl nitrit (loại ống 1ml chứa 3 giọt), khi cơn đau thắt ngực xuất hiện chỉ cần bẻ một ống cho bọc vào miếng gạc để ngửi. Tuy thuốc cho tác dụng nhanh nhưng hiệu lực cũng rất ngắn. Tuy nhiên, nhóm phương pháp này chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Bạn cần khám chuyên khoa tim mạch và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ điều trị.

4. Người bị đau thắt ngực cần nhớ

Đối với những người thường xuyên có triệu chứng đau thắt ngực, cần chú ý nghỉ ngơi tuyệt đối, hạn chế lao động chân tay cũng như trí óc quá sức, tránh gắng sức, tránh căng thẳng,….ngoài ra, cần tránh để cơ thể bị nhiễm tránh lạnh, tránh gió lùa, không nên tắm đêm, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
Duy trì thói quen tập thể dục nhẹ, đi bộ ngắn và chậm nhưng không nên chơi thể thao nặng như tập tạ, karate, chú trọng giải trí, nghe nhạc…

kham-benh-tim

Khám chuyên khoa tim mạch để được bác sĩ tư vấn phương pháp chăm sóc phù hợp

Chế độ ăn uống sinh hoạt đóng vai trò quan trọng giúp ngừa cơn đau thắt ngực, tránh rượu bia, không hút thuốc lá bởi thuốc lá là nguyên nhân xuất hiện cơn đau, tránh sử dụng các chất kích thích khác như trà đặc, phê đặc. Tránh ăn mặn, hạn chế thực phẩm chức nhiều lipid và cholesterol như mỡ động vật, bơ, lòng đỏ trứng, óc, gan, thận và nên dùng dầu thực vật thay mỡ động vật.

Những phương pháp xử trí nhanh cơn đau thắt ngực bất chợt trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital