Xử trí khi bị ngộ độc thức ăn xử trí kịp thời

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Ngộ độc thức ăn không chỉ gây các triệu chứng khó chịu như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, sốt…thậm chí có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
Những thông tin bên dưới sẽ giúp các bạn nhận biết triệu chứng của ngộ độc thức ăn và cách xử trí khi bị ngộ độc thức ăn.

xu-tri-khi-bi-ngo-doc-thuc-an.jpg2

Ngộ độc thức ăn gây ra cơn đau bụng, đau quặn từng cơn

Ngộ độc thức ăn chủ yếu là do các loại vi khuẩn như vi khuẩn viêm ruột Campylobacter, khuẩn E.coli, khuẩn salmonela (loại vi khuẩn làm cho thức ăn trở thành chất độc)  Hoặc do khâu bảo quản hoặc chế biến thức ăn chưa đúng cách khiến thức ăn trở thành chất độc gây ra ngộ độc cho cơ thể.

Các triệu chứng ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thức ăn cũng có thể phân thành 2 nhóm, ngộ độc thức ăn cấp tính và mạn tính.
Đối với nhóm ngộ độc thức ăn cấp tính, người bệnh xuất hiện triệu chứng sau khi ăn với những biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài, chóng mặt…thậm chí, có một số trường hợp do khâu xử trí ngộ độc thức ăn quá chậm hoặc không đúng cách có thể dẫn tới tử vong.
Nhóm ngộ độc mạn tính là thường không có dấu hiệu rõ ràng và không phát tác ngay sau khi ăn. Trường hợp này, các chất độc sẽ tích tụ tại các bộ phận trong cơ thể, làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, để lâu dài sẽ dẫn đến ung thư và các bệnh lý nguy hiểm khác.

xu-tri-khi-bi-ngo-doc-thuc-an.jpg1

Người bị ngộ độc thức ăn cần bổ sung nước và chất điện giải

Cách xử trí khi bị ngộ độc thức ăn

Đối với trường hợp ngộ độc cấp tính, cần biết cách xử trí nhanh chóng để loại bỏ yếu tố gây độc ra khỏi cơ thể:
– Khi xuất hiện các biểu hiện của ngộ độc cấp tính, người bệnh cần áp dụng các biện pháp đẩy chất độc ra ngoài như nôn, dùng tay kích thích họng đẩy thức ăn và chất độc ra ngoài.
– Do nôn nhiều và tiêu chảy dẫn đến tình trạng mất nước và rối loạn điện giải, dó đó việc bổ sung nước kịp thời bằng nước lọc, uống oresol hay nước hoa quả…
– Sau khi sơ cứu ban đầu mà tình trạng không tiến triển, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để được các bác sĩ hỗ trợ.

xu-tri-khi-bi-ngo-doc-thuc-an

Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước bữa ăn

Công tác phòng tránh ngộ độc thức ăn chủ yếu là sự chủ động trong khâu lựa chọn và chế biến thực phẩm: nên chọn những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo tính an toàn, tươi mới; đảm bảo sơ chế sạch trước khi chế biến,
Đối với các loại rau quả, có thể ngâm nước muối để loại bỏ bớt độc tố, thực hiện ăn chín uống sôi để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm…
Xử trí khi bị ngộ độc thức ăn phù hợp sẽ giúp giảm thiểu những di chứng nguy hiểm cho người bệnh, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị cũng như nâng cao hiệu quả điều trị người bị ngộ độc thức ăn.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC
Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Email: contact@thucuchospital.vn
Liên hệ khám chữa bệnh: 1900 55 88 92
Hotline: 0936 388 288
0936 388 288
Website: www.benhvienthucuc.vn

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital