Xét nghiệm ung thư đại tràng chẩn đoán sớm bệnh

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ở giai đoạn sớm, ung thư đại tràng thường không có biểu hiện rõ ràng, cụ thể. Vì thế cần thực hiện các xét nghiệm ung thư đại tràng để chẩn đoán sớm bệnh. Nếu phát hiện và điều trị sớm, khả năng chữa khỏi bệnh cao hơn việc phát hiện và điều trị muộn.

1. Nguyên nhân nào gây ung thư đại tràng?

Mặc dù, nguyên nhân chính xác gây ung thư đại tràng chưa được kết luận cụ thể nhưng có một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

  • Tuổi tác: Ung thư đại tràng thường xuất hiện ở những người từ 40 tuổi trở lên.
Ung thư đại tràng có khả năng điều trị thành công cao nếu phát hiện sớm

Ung thư đại tràng có khả năng điều trị thành công cao nếu phát hiện sớm

  • Tiền sử gia đình: Những người có người thân trong gia đình mắc ung thư đại tràng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người không có yếu tố gia đình ảnh hưởng.
  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn nhiều thịt đỏ, thịt chế biến và ít chất xơ có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng
  • Thừa cân – béo phì: Ung thư đại tràng phổ biến hơn ở những đối tượng thừa cân và béo phì
  • Ít hoạt động thể lực: Những người không hoạt động, ít tập thể dục cũng làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng
  • Uống rượu và hút thuốc: Các nghiên cứu khoa học cũng chứng minh, những người có thói quen uống rượu và hút thuốc dễ bị ung thư đại tràng hơn bình thường.
Những người nghiện rượu, hút thuốc lá... có nhiều nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng

Những người nghiện rượu, hút thuốc lá… có nhiều nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng

  • Bên cạnh đó, ung thư đại tràng còn có thể gặp phải ở một số người mắc viêm loét dạ dày mạn tính hoặc bệnh Crohn.

Với những người có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh vừa nêu trên cần tới ngay các bệnh viện có khoa Ung bướu để làm xét nghiệm chẩn đoán sớm bệnh.

2. Xét nghiệm ung thư đại tràng như thế nào?

  • Xét nghiệm máu: Để xác định chất chỉ điểm ung thư CEA. CEA tăng cao có thể chỉ ra rằng ung thư đại tràng đã lan đến các bộ phận khác của cơ thể. Đây không phải xét nghiệm chính xác tuyệt đối vì chỉ 60% số bệnh nhân ung thư đại tràng di căn tăng nồng độ CEA.

Xét nghiệm CEA cũng giúp theo dõi cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng sau điều trị.

  • Xét nghiệm tìm máu trong phân: Tìm kiếm dấu hiệu của máu trong phân do chảy máu khối u và polyp. Nếu có bất thường, bệnh nhân cần nội soi đại tràng để chẩn đoán chính xác bệnh.
  • Nội soi đại tràng: Giúp quan sát toàn bộ đại tràng nhằm phát hiện sớm ung thư.
Để chẩn đoán ung thư đại tràng có thể cần làm xét nghiệm nội soi đại tràng

Để chẩn đoán ung thư đại tràng có thể cần làm xét nghiệm nội soi đại tràng

  • Chụp X-quang: Giúp quan sát toàn diện đại tràng xem có sự hiện diện của các khối u và các tế bào ung thư không.
  • Siêu âm, chụp CT/MRI/PET: Giúp xác định vị trí, kích thước và các tổ chức xung quanh khối u, hỗ trợ việc chẩn đoán ung thư có di căn sang các bộ phận khác hay không, giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
  • Sinh thiết: Sinh thiết có thể được thực hiện trong quá trình nội soi đại tràng, hoặc nó có thể được thực hiện trong quá trình phẫu thuật.

Các xét nghiệm ung thư đại tràng nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh khi tới bệnh viện tầm soát ung thư đại tràng, bác sĩ sẽ tư vấn các xét nghiệm chẩn đoán bệnh phù hợp.
Với mục đích giúp người bệnh được thăm khám, tầm soát bệnh hiệu quả, khoa Ung bướu – Bệnh viện Thu Cúc đã nghiên cứu và xây dựng gói tầm soát ung thư đại trực tràng với danh mục khám và chi phí hợp lý. Xem thêm

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital