Xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung là gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu
Xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung là phương pháp sàng lọc phát hiện tiền ung thư và tế bào ung thư cổ tử cung. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn về xét nghiệm này qua bài viết dưới đây.

1. Xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là tổn thương ác tính tại cổ tử cung, có những biểu hiện như chồi, sùi, loét, dễ chảy máu, tiết dịch hôi, ra máu bất thường… Ung thư xuất hiện khi các tế bào cổ tử cung biến đổi và phát triển bất thường một cách không kiểm soát.

Xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung là gì?

Xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung là phương pháp sàng lọc phát hiện tiền ung thư và tế bào ung thư cổ tử cung.

Xét nghiệm Pap smear là một cách là một cách rất hiệu quả để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Pap smear có thể phát hiện những thay đổi bất thường ở cổ tử cung sớm hơn rất nhiều trước khi chúng trở thành ung thư. Tuy nhiên, chìa khóa của vấn đề ở đây là chị em nên tiến hành xét nghiệm Pap smear thường xuyên.

2. Ai nên thực hiện xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung?

Thông thường, thời gian thực hiện xét nghiệm Pap tùy theo độ tuổi:

  • Từ 21-65: nên thực hiện xét nghiệm Pap.
  • Từ 30 tuổi: thực hiện xét nghiệm Pap cùng với xét nghiệm HPV
  • Sau 65 tuổi: không cần thực hiện nếu các xét nghiệm Pap trước đây đều bình thường.
  • Bác sĩ sẽ nói chuyện với bạn về nhu cầu và thời gian cần thực hiện xét nghiệm nếu bạn từng cắt bỏ tử cung hoặc có tiền sử bao gồm HIV, từng hóa trị, ung thư hoặc làm phiến đồ Pap bất thường, hoặc cấy ghép nội tạng.
Xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung

Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ tư vấn về xét nghiệm Pap smear

3. Xét nghiệm Pap smear được thực hiện như thế nào?

Bác sĩ sẽ đưa một dụng cụ gọi là mỏ vịt vào âm đạo. Dụng cụ này có thể bằng kim loại hoặc nhựa. Nó giúp giữ các thành âm đạo ngoài để bác sĩ có thể tiếp cận cổ tử cung. Mỏ vịt được bôi trơn, làm ấm bằng với nhiệt độ cơ thể để bạn dễ chịu hơn. Sau đó các bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị cào trông giống như một bàn chải mềm dài để lấy mẫu tế bào cổ tử cung. Việc kiểm tra này không đau đớn nhưng bạn có thể cảm thấy một chút khó chịu và áp lực lên vùng xương chậu khi mỏ vịt được chèn vào.
Kết quả Pap smear bất thường không có nghĩa là bạn bị ung thư. Đó có thể là do chứng loạn sản (nhẹ, vừa và nặng) hoặc có nghĩa là bác sĩ đã tìm thấy các tế bào tiền ung thư ở nguy cơ thấp, trung bình hoặc cao phát triển thành ung thư nếu không được điều trị…

Vì vậy, nếu bạn đã có kết quả xét nghiệm Pap smear bất thường, bạn càng cầm làm các xét nghiệm khác theo các khuyến nghị của bác sĩ

Vì vậy, nếu bạn đã có kết quả xét nghiệm Pap smear bất thường, bạn càng cầm làm các xét nghiệm khác theo các khuyến nghị của bác sĩ

Vì vậy, nếu bạn đã có kết quả xét nghiệm Pap smear bất thường, bạn càng cầm làm theo các khuyến nghị của bác sĩ. Có thể bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tiến hành xét nghiệm thường xuyên hơn hoặc soi cổ tử cung. Theo các thủ tục tiến hành có thể khác nhau, tùy thuộc vào kết quả của Pap smear sau mỗi lần thực hiện.
Lưu ý: Thời gian lý tưởng để có một xét nghiệm Pap smear là 10 đến 20 ngày, kể từ ngày bắt đầu của kì kinh gần nhất. Tốt nhất, bạn không bao giờ nên sắp xếp thực hiện xét nghiệm Pap trong thời gian kinh nguyệt. Không quan hệ tình dục, thụt rửa trong 24-48 giờ trước khi làm Pap smear.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital