Xét nghiệm tế bào cổ tử cung có đau không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Đỗ Thị Hằng

Trưởng khoa Xét nghiệm
Xét nghiệm tế bào cổ tử cung có đau không là thắc mắc của rất nhiều chị em. Đây là xét nghiệm rất quan trọng mà phụ nữ nào cũng cần thực hiện định kỳ.

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung là gì?

Pap là viết tắt của “Test Papanicolaou”, một phương pháp sàng lọc phát hiện tiền ung thư và ung thư tế bào cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phổ biến thứ hai mà chị em phụ nữ thường gặp. Tuy nhiên, các dấu hiệu của bệnh lại không rõ ràng ở giai đoạn đầu nên có thể gây nhầm lẫn và chẩn đoán sai. Cho tới khi phát hiện chính xác thì bệnh đã chuyên sang giai đoạn nặng và khó điều trị, khả năng tử vong cao.

Xet nghiem te bao co tu cung co dau khong

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ cổ tử cung

Hiện nay, nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được xác định một cách chắc chắn, nhưng người ta thấy rằng có nhiều yếu tố có liên quan trực tiếp như sinh hoạt tình dục, viêm nhiễm… Nguy cơ tăng lên ở những phụ nữ có quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn tình, hoặc viêm cổ tử cung do một số loại virus lây truyền qua đường tình dục.
Nhờ việc thực hiện xét nghiệm Pap định kỳ, bác sĩ có thể phát hiện các tế bào bất thường trong cổ tử cung, từ đó dễ dàng điều trị khỏi trước khi chúng phát triển thành ung thư.

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung có đau không?

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung có đau không

Xét nghiệm Pap smears

Để thực hiện Pap smear, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ mỏ vịt để mở rộng âm đạo, sau đó dùng một dung dịch acid acetic loãng để làm hiện rõ vùng bất thường trên bề mặt cổ tử cung. Bác sĩ sẽ lấy một mảnh nhỏ tổ chức tại vị trí nghi ngờ để nghiên cứu dưới kính hiển vi.
Pap smear là một xét nghiệm đơn giản, có thể gây khó chịu nhẹ, nhưng không đau.
Các mẫu tế bào này sau đó được đưa đến phòng thí nghiệm và có kết quả sau đó một vài ngày. Khi có kết quả, bác sĩ sẽ trao đổi với bạn và đưa ra lịch hẹn tái kiểm tra.

Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm Pap

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung

Pap smear là một xét nghiệm đơn giản, có thể gây khó chịu nhẹ, nhưng không đau.

  • Đặt lịch làm xét nghiệm sau khi hết kinh nguyệt được 1 tuần để kết quả được chính xác nhất.
  • Tránh thụt rửa, dùng thuốc đặt âm đạo hay chất diệt tinh trùng ít nhất 2-3 ngày trước ngày làm xét nghiệm.
  • Tránh quan hệ tình dục 24 giờ trước khi làm xét nghiệm
  • Nên đi tiểu trước khi làm xét nghiệm.
  • Nắm rõ ngày bắt đầu và kết thúc của chu kì kinh nguyệt; các triệu chứng trong ngày có kinh nguyệt; biểu hiện của dịch âm đạo; dấu hiệu đặc biệt ở khung xương chậu…
  • Mặc đồ thoải mái để có thể cởi bỏ dễ dàng khi làm xét nghiệm.
  • Ghi lại/ghi nhớ những câu hỏi bạn muốn hỏi bác sĩ liên quan đến vấn đề sức khỏe của bạn.
  • Trao đổi với bác sĩ về những vấn đề phụ khoa bạn đang gặp phải. Nếu bạn nghi ngờ mang thai, đang mang thai, mong muốn có thai hoặc đang tránh thai…, bạn cũng cần trao đổi với bác sĩ.

Để đăng ký khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 92 hoặc hotline 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital