Xét nghiệm sốt xuất huyết có cần nhịn ăn không

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Đỗ Thị Hằng

Trưởng khoa Xét nghiệm

Sốt xuất huyết là 1 trong những bệnh lý có thể lây truyền qua Xét nghiệm là chỉ định cần thiết và quan trọng giúp chẩn đoán chính xác bệnh sốt xuất huyết. Vậy xét nghiệm sốt xuất huyết có cần nhịn ăn không, khi nào cần xét nghiệm và những điều nên làm khi bị sốt xuất huyết là gì, hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.

1. Xét nghiệm sốt xuất huyết có cần nhịn ăn không?

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán sớm và chính xác bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên nhiều người thường cảm thấy băn khoăn không biết xét nghiệm sốt xuất huyết có cần nhịn ăn không?

 

Xét nghiệm sốt xuất huyết có cần nhịn ăn không

Xét nghiệm sốt xuất huyết không cần nhịn ăn

Theo các chuyên gia giải đáp xét nghiệm sốt xuất huyết không cần nhịn ăn khi đi khám bệnh. Nguyên nhân là do xét nghiệm đối với những trường hợp nghi vấn bị mắc bệnh sốt xuất huyết là thực hiện xét nghiệm công thức máu. Trong đó 2 thông số về tiểu cầu và độ cô đặc máu thể hiện bệnh không thay đổi khi ăn uống

2. Khi nào cần xét nghiệm sốt xuất huyết?

Cùng với băn khoăn xét nghiệm sốt xuất huyết có cần nhịn ăn thì khi nào nên xét nghiệm cũng là điều được nhiều người quan tâm. Khi có hiện tượng sốt cao 39 độ, đau nhức các cơ, có chấm đỏ xuất huyết dưới da người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám chỉ định xét nghiệm cần thiết. Với tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng nhanh chóng về số người mắc bệnh và diễn biến ngày càng phức tạp, khi có bất kì triệu chứng nghi ngờ sốt xuất huyết bạn cần đến bệnh viện ngay để xét nghiệm chẩn đoán phát hiện sớm.

3. Bị sốt xuất huyết nên lưu ý điều gì?

– Tránh bị muỗi đốt bằng cách ngủ trong màn, mặc quần áo dài tay, sử dụng xịt chống muỗi, đốt tinh dầu đuổi muỗi…vv. Sử dụng vợt điện tiêu diệt muỗi. Không để lại nước đọng tại máy lọc nước, lọ hoa hoặc bất kỳ vật dụng gì muỗi có thể trú ngụ.

– Tăng cường sức đề kháng và bảo vệ hệ mao mạch bằng cách uống nước của các trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi…vv

– Khi bị sốt cao mà không kèm các dấu hiệu viêm nhiễm, nên nghĩ đến SXH và cần tới cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra. Các xét nghiệm phát hiện sớm SXH: NS1Ag phát hiện được khi sốt 1-2 ngày; xét nghiệm Dengue IgM & IgG phát hiện bệnh khi sốt từ 3-5 ngày.

Xét nghiệm sốt xuất huyết có cần nhịn ăn không - những điều lưu ý

Người bệnh sốt xuất huyết cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và theo dõi điều trị đúng cách

– Cách chăm sóc khi bị SXH hoặc nghi SXH: Hạ nhiệt bằng cách dùng khăn ấm lau người; Bù nước bằng dung dịch oresol đường uống; Chỉ nên dùng Paracetamol đơn chất để hạ sốt với liều lượng 10 – 15mg/kg cân nặng/lần, mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ.

– Nếu trong nhà có người bị SXH, cho người bệnh nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan sang những người chưa mắc.

– Các dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo cần nhập viện ngay: chảy máu biểu hiện bằng các chấm hay đốm màu đỏ trên da, chảy máu mũi, lợi, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, kinh nguyệt ra nhiều/chảy máu âm đạo..; nôn liên tục; đau bụng dữ dội; lơ mơ, rối loạn ý thức hoặc co giật; xanh tím, tay và chân lạnh ẩm; khó thở.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital