Xét nghiệm ALT là gì? thường được sử dụng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Đỗ Thị Hằng

Trưởng khoa Xét nghiệm

Xét nghiệm ALT là gì, được áp dụng trong những trường hợp nào … là thắc mắc của nhiều người khi được yêu cầu thực hiện xét nghiệm này. Xét nghiệm ALT thường được sử dụng để phát hiện các tổn thương gan. Cùng với xét nghiệm AST (aspartate aminotransferase), xét  nghiệm ALT là một phần trong  xét nghiệm chức năng gan, giúp tầm soát hoặc chẩn đoán các bệnh lý về gan.

Xét nghiệm ALT là gì

Xét nghiệm ALT là gì, được áp dụng trong những trường hợp nào … là một trong số ít thắc mắc của nhiều người khi được yêu cầu thực hiện xét nghiệm này.

1. Xét nghiệm ALT là gì?

ALT (alanine aminotransferase) là một enzyme tìm thấy chủ yếu trong các tế bào của gan và thận. Khi gan bị hư hỏng, ALT sẽ rò rỉ vào máu. Nhờ đó xét nghiệm đo nồng độ ALT có thể giúp phát hiện sớm các tổn thương gan.
Xét nghiệm ALT thường là một phần trong các xét nghiệm ban đầu được sử dụng để chẩn đoán các bệnh về gan.

2. Xét nghiệm ALT được áp dụng khi nào?

Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm ALT nếu người bệnh có các triệu chứng của bệnh gan như:

  • Vàng da
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đau bụng trên góc phần tư bên phải

Tổn thương gan sẽ làm nồng độ ALT tăng. Xét nghiệm ALT cho biết nồng độ ALT có trong máu nhưng không thể xác định được mức độ thiệt hại của gan. Xét nghiệm này cũng không thể dự đoán được tổn thương gan sẽ tiến triển như thế nào.
Xét nghiệm ALT thường được thực hiện cùng với các xét nghiệm men gan khác. Thực hiện xét nghiệm ALT cùng với những xét nghiệm khác có thể cung cấp cho bác sĩ thông tin cụ thể về tổn thương gan.
Xét nghiệm ALT cũng được sử dụng để:

  • Theo dõi tiến triển của bệnh gan như viêm gan hoặc suy gan
  • Đánh giá xem khi nào thì nên bắt đầu áp dụng các phương pháp điều trị bệnh gan
  • Đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị hiện đang được áp dụng

3. Cần chuẩn bị như thế nào trước khi thực hiện xét nghiệm ALT?

Xét nghiệm ALT là gì

Xét nghiệm ALT không đòi hỏi bất kỳ sự chuẩn bị đặc biệt nào.

Xét nghiệm ALT không đòi hỏi bất kỳ sự chuẩn bị đặc biệt nào. Tuy nhiên người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về loại thuốc đang sử dụng nếu có. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến mức độ ALT trong máu. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tạm ngừng sử dụng một số loại thuốc nhất định trước khi làm xét nghiệm.

4. Kết quả xét nghiệm ALT có ý nghĩa như thế nào?

4.1. Kết quả bình thường

Giá trị bình thường của ALT trong máu là từ 7 đến 55 đơn vị mỗi lít. Phạm vi này có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, bao gồm giới tính và tuổi tác.

4.2. Kết quả bất thường

Nồng độ ALT cao hơn bình thường có thể chỉ ra tổn thương gan. Nồng độ ALT tăng có thể là kết quả của:

  • Viêm gan
  • Xơ gan
  • Suy gan
  • U ở gan hoặc ung thư gan
  • Giảm lưu lượng máu đến gan
  • Bệnh thừa sắt (Hemochromatosis): đây là một rối loạn khiến sắt tích tụ trong cơ thể
  • Bạch cầu đơn nhân: một bệnh nhiễm trùng thường được gây ra bởi virus Epstein-Barr
  • Viêm tụy

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy gan bị tổn thương hoặc mắc bệnh về gan, người bệnh có thể sẽ phải thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân cơ bản của vấn đề và tìm ra cách điều trị phù hợp nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital