Viêm tuyến nước bọt: triệu chứng và điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Viêm tuyến nước bọt là tình trạng nhiễm trùng tuyến nước bọt do vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc dị ứng gây ra. Viêm tuyến nước bọt chủ yếu xảy ra ở tuyến nước bọt ở mang tai và ở dưới hàm. Nguyên nhân có thể do sự suy giảm lưu lượng nước bọt do tắc nghẽn hoặc tuyến nước bọt bị viêm. 

Viêm tuyến nước bọt là tình trạng nhiễm trùng tuyến nước bọt do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra.

Viêm tuyến nước bọt là tình trạng nhiễm trùng tuyến nước bọt do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra.

Triệu chứng viêm tuyến nước bọt

Dưới đây là danh sách các dấu hiệu và triệu chứng sau có thể cảnh báo dấu hiệu viêm nước bọt. Tốt nhất người bệnh vẫn nên tới bệnh viện để kiểm tra và chẩn đoán chính xác. Vì các triệu chứng viêm tuyến nước bọt dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của nhiều bệnh lý khác:

  • Miệng có vị bất thường hoặc có mùi hôi
  • Không thể mở to miệng
  • Khó chịu hoặc đau khi mở miệng
  • Có mủ trong miệng
  • Khô miệng
  • Cảm thấy đau ở trong miệng
  • Đau mặt
  • Đỏ và sưng hàm ở phía trước tai, dưới hàm hoặc trên cùng của miệng người bệnh
  • Sưng mặt hoặc cổ
  • Các dâu hiệu nhiễm trùng khác như sốt hoặc ớn lạnh

Người bệnh viêm tuyến nước bọt cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu bị sốt cao, khó thở, khó nuốt hoặc các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Điều trị viêm tuyến nước bọt

Nếu viêm tuyến nước bọt là do vi khuẩn gây sốt, có mủ, người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh và chọc hút mủ.

Nếu viêm tuyến nước bọt là do vi khuẩn gây sốt, có mủ, người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh và chọc hút mủ.

Điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, nguyên nhân cơ bản và các triệu chứng khác mà người bệnh gặp phải, chẳng hạn như sưng hoặc đau đớn.

Nếu viêm tuyến nước bọt là do vi khuẩn gây sốt, có mủ, người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh và chọc hút mủ.

Một số biện pháp tự chăm sóc tại nhà sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn như:

  • Uống từ 8 – 10 ly nước mỗi ngày với chanh để kích thích nước bọt và giữ cho tuyến nước bọt luôn sạch.
  • Massage nhẹ nhàng tuyến nước bọt bị ảnh hưởng
  • Chườm gạc ấm lên tuyến nước bọt bị viêm nhiễm.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm
  • Ngậm một lát chanh chua hoặc kẹo chanh không đường để khuyến khích dòng chảy nước bọt và làm giảm sưng.

Hầu hết các trường hợp viêm tuyến nước bọt không phải phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể là cần thiết trong các trường hợp viêm tuyến nước bọt mãn tính hoặc tái phát liên tục. Mặc dù không phổ biến, điều trị phẫu thuật có thể liên quan đến việc cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến nước bọt ở mang tai hoặc loại bỏ tuyến nước bọt ở dưới hàm.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp chẩn đoán và điều trị viêm tuyến nước bọt hiệu quả.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn thăm khám – tư vấn điều trị nhiệt tình, giúp bạn san sẻ nỗi lo về sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital