Viêm thanh quản cấp hay gặp trong mùa lạnh

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Viêm thanh quản cấp là tình trạng viêm cấp tính niêm mạc của thanh quản kéo dài dưới 3 tuần. Bệnh thường xảy ra khi thay đổi thời tiết, hay gặp trong mùa lạnh, trong và sau các đợt cảm cúm hoặc viêm mũi, họng cấp. Bắt đầu thường là sốt nhẹ, sổ mũi, đau đầu sau ho khan, khản tiếng, người mệt mỏi.
Biểu hiện viêm thanh quản cấp
Khởi đầu của viêm thanh quản cấp thông thường là bị viêm mũi, hoặc viêm mũi – họng xuất tiết. Người bệnh bị sốt nhẹ, chảy nước mũi, ngạt mũi, người mệt mỏi và họng rất khô rát. Sau những triệu chứng này, người bệnh bị khàn tiếng, thậm chí mất tiếng, có cảm giác ngứa rát, khó chịu như có kim châm ở thanh quản gây nên ho. Người bệnh nhân có thể ho từng cơn, lúc đầu ho khan, sau đó ho có đờm nhày.

viem-thanh-quan-cap1

Bệnh viêm thanh quản cấp thường gây khó chịu, khàn tiếng, họng khô và mệt mỏi

Những triệu chứng trên của bệnh thường kéo dài trong vài ngày. Sau đó, các triệu chứng giảm dần, khoảng sau 7 ngày thì khỏi. Tuy nhiên, cũng có thể chỉ khỏi cơn ho, sốt, chảy mũi nhưng khàn tiếng có thể kéo dài thêm một vài ngày nữa mới khỏi hẳn. Còn trong trường hợp viêm thanh quản cấp do virus cúm, sởi… gây nên, ở trẻ nhỏ thường bệnh lan tiếp theo đường hô hấp gây viêm khí – phế quản, nặng hơn có thể gây nên viêm phổi.
Khi thấy dấu hiệu viêm thanh quản cấp, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn chữa trị hiệu quả.
Trường hợp viêm thanh quản cấp thì người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc. Các loại thuốc như kháng sinh và corticoid giúp giảm viêm, giảm phù nề. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng thuốc chỉ định của bác sĩ để ngăn bệnh viêm thanh quản cấp tiến triển thành mạn tính.

viem-thanh-quan-cap

Nếu không được điều trị sớm, bệnh viêm thanh quản cấp có thể tiến triển thành mạn tính

Những lưu ý đối với bệnh nhân viêm thanh quản cấp
– Cần hạn chế nói to và nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như mic, loa…
– Uống nhiều nước, đặc biệt là nước trà ấm. Cần bổ sung thêm các vitamin, ăn nhiều hoa quả tươi như cam, bưởi…
– Thường xuyên vệ sinh mũi họng, điều trị dứt điểm các bệnh hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang…
– Đeo khẩu trang để tránh bụi, sử dụng dụng cụ bảo vệ lao động khi làm việc trong mọi trường độc hại, quàng khăn ấm để tránh lạnh.

viem-thanh-quan-cap2

Người bệnh viêm thanh quản cấp cần chú ý tới sức khỏe, uống nhiều nước và thường xuyên vệ sinh mũi họng..

– Không nên uống nước đá, la hét, khạc nhổ gây ảnh hưởng tới thanh quản.
Viêm thanh quản cấp tính nếu không được điều trị triệt để dễ dẫn tới viêm thanh quản mạn tính làm cho việc điều trị khó khăn, lâu dài hơn. Vì vậy, khi mắc viêm thanh quản cấp tính cần xác định đúng nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời tránh được các biến chứng nguy hiểm khác.
Để tìm hiểu thêm thông tin về bệnh viêm thanh quản cấp tính, mời độc giả liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital