Viêm tai giữa tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Viêm tai giữa là tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm (nằm sau màng nhĩ), thường có tạo dịch trong hòm nhĩ, dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng. Bệnh nhân bị viêm tai giữa không chữa trị kịp thời, sẽ dễ xảy ra những biến chứng viêm tai giữa như: thủng màng nhĩ, giảm thính lực, xơ hóa màng nhĩ, liệt thần kinh mặt, viêm xương chũm… Dưới đây là một vài kiến thức về bệnh giúp người dân tìm hiểu bệnh viêm tai giữa.

 

Viêm tai giữa tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm

Viêm tai giữa là căn bệnh thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Để phát hiện bệnh viêm tai giữa, bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng các thiết bị chuyên dụng như đèn soi tai có kính phóng đại, kính hiển vi soi tai và nội soi tai.

Nên đi khám bác sĩ tai mũi họng định kỳ để phát hiện bệnh sớm nếu có, từ đó việc điều trị không phức tạp

Nên đi khám bác sĩ tai mũi họng định kỳ để phát hiện bệnh sớm nếu có, từ đó việc điều trị không phức tạp

Nguyên nhân bệnh viêm tai giữa thường gặp do viêm nhiễm vùng mũi họng bởi vi trùng. Ngoài ra còn có nguyên nhân do tắc vòi nhĩ, do viêm mũi xoang mủ… Có trường hợp mắc bệnh do viêm nhiễm đường hô hấp, dị nguyên, bệnh lý trào ngược, không khí ô nhiễm, thời tiết lạnh.
Để giúp mọi người tìm hiểu bệnh viêm tai giữa, các bác sĩ chuyên khoa cung cấp những biểu hiệu viêm tai giữa. Cụ thể:
+ Ở trẻ em:
– Trẻ sốt cao ( 39-40oC), viêm họng, viêm amiđan, viêm mũi. Trẻ bị viêm tai giữa khó chịu nên quấy khóc nhiều, kém ăn có thể kèm nôn trớ, co giật và một số triệu chứng khác.
– Rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần.
– Khu vực tai giữa bị viêm, sưng, đau và xuất hiện các triệu chứng liên quan khiến trẻ đau rát khó chịu.
– Soi trong tai thấy màng nhĩ xung huyết, bóng và phồng lên do có chứa mủ trong tai giữa. Có dịch mủ.

Bệnh nhân bị bệnh viêm tai giữa nếu được chăm sóc và điều trị đúng, sẽ khỏi trong thời gian nhất định

Bệnh nhân bị bệnh viêm tai giữa nếu được chăm sóc và điều trị đúng, sẽ khỏi trong thời gian nhất định

– Soi họng thấy đỏ, viêm amiđan sưng to, cửa mũi sau viêm sưng.
Đến giai đoạn này, nếu không điều trị hoặc điều trị không dứt điểm, bệnh sẽ chuyển thành viêm mạn tính và lây lan sang vùng khác lân cận như viêm tai xương chũm, viêm xoang, viêm não, viêm phổi phế quản ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
+ Người lớn:
– Bệnh nhân có biểu hiện đau tai, chảy nước tai và sức nghe giảm, ù tai, chóng mặt. Có trường hợp sốt, sưng sau tai, chán ăn và khó ngủ…
Điều trị viêm tai giữa
Bệnh nhân bị bệnh viêm tai giữa nếu được chăm sóc và điều trị đúng, sẽ khỏi trong thời gian nhất định. Tuy nhiên, khả năng tái phát của bệnh này rất cao. Tùy từng trường hợp bệnh lý bác sĩ sẽ có phương pháp chỉ định điều trị phù hợp.

Để phát hiện bệnh viêm tai giữa, bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng các thiết bị chuyên dụng như đèn soi tai có kính phóng đại, kính hiển vi soi tai và nội soi tai

Để phát hiện bệnh viêm tai giữa, bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng các thiết bị chuyên dụng như đèn soi tai có kính phóng đại, kính hiển vi soi tai và nội soi tai

Có nhiều cách điều trị viêm tai giữa, trong đó phương pháp điều trị nội khoa là chủ yếu. Điều trị viêm tai giữa bao gồm 2 chiến lược phân biệt: điều trị toàn thân và điều trị tại chỗ. Ngoài ra cần vệ sinh tai cũng nên theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Phòng bệnh viêm tai giữa
– Để phòng bệnh viêm tai giữa, mọi người cần chú ý giữ gìn vệ sinh, môi trường, nhà ở sạch sẽ; không nên bơi lội khi tai có dấu hiệu đau, giữ tai luôn khô sạch…
– Nên đi khám bác sĩ tai mũi họng định kỳ để phát hiện bệnh sớm nếu có, từ đó việc điều trị không phức tạp.
– Tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh như: môi trường, yếu tố gây dị ứng (bụi bặm, khói thuốc lá…).
– Nên vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để phòng bệnh.
Để tìm hiểu bệnh viêm tai giữa và những vấn đề khác, quý người bệnh vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital