Viêm tai giữa ở trẻ em: Các câu hỏi thường gặp

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm hoặc để lại di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến thính giác của trẻ. Do đó khi nghi ngờ trẻ bị viêm tai giữa, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại các chuyên khoa tai mũi họng uy tín, không tự ý điều trị cho trẻ.

Viêm tai giữa thường gặp ở nhiều lứa tuổi, trong đó phổ biến nhất là trẻ từ 1 – 3 tuổi.

Viêm tai giữa thường gặp ở nhiều lứa tuổi, trong đó phổ biến nhất là trẻ từ 1 – 3 tuổi.

1. Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là bệnh viêm cấp tính ở lớp niêm mạc lót trong tai giữa, thường xuất phát sau khi bị viêm nhiễm đường hô hấp trên. Bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi, trong đó phổ biến nhất là trẻ từ 1 – 3 tuổi.

2. Triệu chứng của viêm tai giữa ở trẻ?

Cha mẹ cần lưu ý nếu trẻ có các triệu chứng như sau:

  • Trẻ bị sốt cao 39 – 40 độ C, quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, co giật…
  • Trẻ lớn sẽ kêu đau tai còn trẻ nhỏ hay lấy tay dụi vào tai.
  • Trẻ đi ngoài lỏng nhiều lần, xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt.
  • Chất dịch đọng trong tai gây cản trở đường truyền âm thanh, khiến trẻ bị khó nghe tạm thời, trẻ có biểu hiện mất tập trung, lơ đãng, nói to hơn.

3. Viêm tai giữa thường xảy ra khi nào?

Viêm tai giữa thường xảy ra trong một hoặc hai tuần sau khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp trên, gây viêm và ứ đọng dịch sau trong hòm nhĩ. Chất dịch này có thể bị nhiễm vi khuẩn và trẻ có nguy cơ bị đau tai, sốt, khó chịu và thường xuyên kéo giật mạnh tai.

4. Làm thế nào để biết chắc chắn trẻ bị viêm tai giữa?

Khi nghi ngờ trẻ có các dấu hiệu của viêm tai giữa, cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được kiểm tra và chẩn đoán nguyên nhân chính xác.

Khi nghi ngờ trẻ có các dấu hiệu của viêm tai giữa, cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được kiểm tra và chẩn đoán nguyên nhân chính xác.

Khi nghi ngờ trẻ có các dấu hiệu của viêm tai giữa, cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được kiểm tra và chẩn đoán nguyên nhân chính xác. Tại đây bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra màng nhĩ. Nếu màng nhĩ sưng phồng to, có mủ và có màu đỏ chứng tỏ trẻ có khả năng đã bị viêm tai giữa. Tuy nhiên cũng có những bệnh lý và điều kiện khác có thể khiến màng nhĩ có màu đỏ như do bị sốt hoặc khóc quá nhiều. Do đó để có thể khẳng định chính xác bác sĩ có thể thực hiện nghiệm pháp Valsava (bịt mũi, ngậm miệng thổi mạnh và quan sát xem màng nhĩ có chuyển động không). Màng nhị bị nhỏ và sưng phồng do sốt hay vì khóc quá nhiều sẽ chuyển động khi thử nghiệm. Một công cụ đặc biệt gọi là một tympanogram cũng có thể được sử dụng để kiểm tra tính di động của màng nhĩ.

5. Viêm tai giữa ở trẻ em được điều trị như thế nào?

Viêm tai giữa cấp thường được phân thành 3 giai đoạn: giai đoạn xung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ.
Trong giai đoạn xung huyết, trẻ thường được điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh toàn thân. Nếu tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ kết hợp với dùng các thuốc điều trị toàn thân khác.
Ở giai đoạn vỡ mủ, dịch mủ ứ đọng trong tai sẽ phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ chảy ra ngoài qua ống tai, gây thủng màng nhĩ. Giai đoạn này việc điều trị bằng cách làm thuốc tai trẻ rất quan trọng.

6. Biến chứng của bệnh viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương… ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ và dẫn đến rối loạn ngôn ngữ.

Viêm tai giữa có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương… ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ và dẫn đến rối loạn ngôn ngữ.

Viêm tai giữa cấp ở trẻ có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cụ thể bệnh có thể gây thủng màng  nhĩ, làm tiêu xương… ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ và dẫn đến rối loạn ngôn ngữ. Ngoài ra nếu không điều trị triệt để, viêm tai giữa có thể dẫn đến các biến chứng nhiễm trùng sọ não như viêm màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch hoặc liệt dây thần kinh mặt (dây số 7).

7. Phòng ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý luôn giữ vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ sạch sẽ. Khi trẻ bị nôn trớ, không nên đặt trẻ nằm đầu thấp vì chất nôn có thể tràn vào tai giữa. Khi  gội đầu cho trẻ cũng không nên hạ thấp đầu quá, nước sẽ chảy vào tai gây viêm. Trẻ bị viêm họng, viêm VA cần điều trị dứt điểm vì đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới viêm tai giữa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital