Viêm phổi cấp ở trẻ sơ sinh: Toàn bộ thông tin cơ bản

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ suy dinh dưỡng, viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Rất may mắn, đây là bệnh lý nếu được phát hiện kịp thời và điều trị tích cực, có thể hồi phục hoàn toàn, không để lại bất cứ di chứng nào. Vậy, nếu bố mẹ chưa tự tin rằng mình đã hiểu hết về viêm phổi cấp ở trẻ sơ sinh, đọc bài viết sau ngay, bố mẹ nhé!

1. Khái niệm và phân loại viêm phổi cấp

1.1. Khái niệm viêm phổi cấp ở trẻ sơ sinh

Viêm phổi là thuật ngữ y khoa được sử dụng để gọi tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi, bao gồm: Nhiễm trùng phế nang, nhiễm trùng túi phế nang, nhiễm trùng ống phế nang, nhiễm trùng tổ chức liên kết khe kẽ và nhiễm trùng tiểu phế quản tận cùng.

1.2. Phân loại viêm phổi cấp ở trẻ sơ sinh

Theo nguyên nhân gây bệnh, viêm phổi được phân loại thành: Viêm phổi do vi khuẩn, viêm phổi do virus, viêm phổi do nấm, viêm phổi do hóa chất. Đây là cách phân loại viêm phổi phổ biến nhất, mặc dù bệnh lý này còn có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác.

2. Nguyên nhân và đối tượng nguy cơ

2.1. Nguyên nhân

Như thông tin đã chia sẻ trong mục 1.2, viêm phổi có thể khởi phát do: Vi khuẩn, virus, nấm và hóa chất. Trong đó:

– Vi khuẩn: 2 vi khuẩn gây viêm phổi phổ biến nhất chúng ta có thể kể đến ở đây là: Phế cầu và Hemophilus. influenzae. Ngoài ra, những vi khuẩn sau cũng có thể gây viêm phổi, tuy nhiên, ít phổ biến hơn: Tụ cầu, liên cầu, E coli, Klebsiella pneumoniae,…

Viêm phổi cấp ở trẻ sơ sinh có thể khởi phát do vi khuẩn

Vi khuẩn là 1 trong 4 nguyên nhân khởi phát viêm phổi

– Virus: Tương tự vi khuẩn, virus cũng có vô cùng nhiều loại có thể làm xuất hiện tình trạng viêm phổi ở trẻ. Trong đó, thường gặp nhất là: Virus hợp bào hô hấp, Cúm, Adenovirus,…

– Nấm: Như nấm Candida. albicans là một ví dụ điển hình. Nấm này gây tưa miệng và có thể lan từ miệng xuống phổi, gây viêm phổi.

– Hóa chất: Một số hóa chất dạng lỏng hoăc dạng hơi

2.2. Đối tượng nguy cơ

Mỗi loại viêm phổi có một số đối tượng nguy cơ riêng biệt. Trẻ miễn dịch kém/suy giảm hoặc trẻ có bệnh lý nền mãn tính dễ bị viêm phổi do vi khuẩn và viêm phổi do virus hơn những trẻ còn lại. Trong khi đó, viêm phổi do nấm lại dễ tấn công trẻ sinh trưởng trong môi trường bụi bẩn, ẩm mốc hơn bình thường. Riêng viêm phổi do hóa chất, chỉ những trẻ có cơ hội tiếp xúc với các hóa chất đặc biệt mới có nguy cơ bị viêm phổi loại này.

3. Triệu chứng

– Giai đoạn khởi phát: Ở giai đoạn này, viêm phổi khiến trẻ sốt, sốt có thể nhẹ rồi cao dần hoặc cao ngay từ đầu. Ngoài sốt, trẻ ho, chảy mũi, ngạt mũi, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, quấy khóc, ăn kém,…

– Giai đoạn toàn phát: Khi viêm phổi giai đoạn toàn phát, trẻ sốt cao; ho khan hoặc ho xuất tiết nhiều đờm dãi; thở nhanh (trên 60 lần/phút với trẻ dưới 2 tháng, 50 lần/phút với trẻ từ 2 – 12 tháng, 40 lần/phút với trẻ trên 12 tháng); khó thở (cánh mũi phập phồng, đầu gật gù, rút lõm lồng ngực theo nhịp thở), khó thở diễn biến nặng có thể khiến trẻ tím tái ở lưỡi, quanh môi, đầu các chi; trẻ có thể buồn nôn, nôn, tiêu chảy,…

Tiêu chảy là một trong nhiều triệu chứng viêm phổi trẻ có thể có

Trẻ viêm phổi có thể sẽ có triệu chứng tiêu chảy

4. Biến chứng

Có thể khẳng định chắc chắn 100%, viêm phổi là một bệnh lý nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, dễ biến chứng. Biến chứng của viêm phổi hầu hết đều là những biến chứng tai hại. Cụ thể, một số biến chứng đáng sợ phổ biến nhất của viêm phổi là: Phù phổi cấp, tràn mủ/khí màng phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết,…

5. Chẩn đoán và điều trị

Viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ suy dinh dưỡng. Chính vì vậy, khi dấu hiệu viêm phổi xuất hiện, đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay để trẻ được thăm khám, chẩn đoán xác định và điều trị viêm phổi.

5.1. Chẩn đoán

Trẻ viêm phổi để được chẩn đoán xác định cần thực hiện cả thăm khám lâm sàng và thăm khám cận lâm sàng. Trong đó:

– Thăm khám lâm sàng: Chuyên gia sẽ tiến hành một số thăm khám sơ bộ như đếm nhịp thở xác định trẻ thở nhanh hay chậm, nghe phổi xác định có hay không tiếng ran bất thường,…

– Thăm khám cận lâm sàng: Trẻ có thể sẽ được chỉ định xét nghiệm máu, nuôi cấy đờm, nội soi phế quản, chụp X-quang ngực thẳng, chụp CT,…

Cho trẻ thăm khám với chuyên gia ngay khi trẻ có dấu hiệu viêm phổi

Khi trẻ có dấu hiệu viêm phổi, cho trẻ thăm khám với chuyên gia ngay

5.2. Điều trị

Khi mọi thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng kết thúc, tùy nguyên nhân viêm phổi, chuyên gia sẽ chỉ định trẻ phương pháp điều trị phù hợp:

– Viêm phổi do vi khuẩn: Chủ yếu được điều trị bằng kháng sinh

– Viêm phổi do virus: Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, trẻ chỉ có thể sử dụng thuốc điều trị triệu chứng, như: Thuốc hạ sốt, thuốc long đờm, thuốc giãn phế quản,…

– Viêm phổi do nấm: Được điều trị bằng một số kháng sinh cổ điển, như kháng sinh Triazoles và Echinocandins dòng thứ nhất, dòng thứ hai, dòng thứ ba.

– Viêm phổi do hóa chất: Cần phối hợp truyền dịch tĩnh mạch, thuốc giãn phế quản/mở đường thở (nếu thuốc giãn phế quản không đáp ứng điều trị), thuốc steroid uống hoặc truyền tĩnh mạch, thuốc không steroid chống viêm, thuốc giảm đau uống hoặc truyền tĩnh mạch, thở máy, thuốc kháng sinh dự phòng bội nhiễm,…

Phái trên là toàn bộ thông tin cơ bản về viêm phổi cấp ở trẻ. Hy vọng rằng với chúng, bố mẹ sẽ bảo vệ được trẻ trước bệnh lý viêm phổi. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp chi tiết, liên hệ ngay Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital