Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh thời tiết chuyển mùa

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Các bậc cha mẹ nên lưu ý để phát hiện sớm bệnh cho bé, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.
Dấu hiệu nhận biết viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Thông thường khi bị viêm phế quản, bé sẽ có biểu hiện ho, hắt hơi, chảy nước mũi kèm theo dấu hiệu sốt nhẹ hoặc không.
Những triệu chứng của bệnh thường nặng về nửa đêm hoặc gần sáng. Khi ấy, bé thường thở khò khè hoặc khó thở, bú kém, hay bị nôn trớ. Nếu bệnh nặng hơn, bé sẽ có dấu hiệu thở hổn hển từng nhịp, bú rất kém, tinh thần sa sút, không muốn chơi đùa…

Khi bị viêm phế quản, bé sẽ có biểu hiện ho, hắt hơi, chảy nước mũi kèm theo dấu hiệu sốt nhẹ hoặc không.

Khi bị viêm phế quản, bé sẽ có biểu hiện ho, hắt hơi, chảy nước mũi kèm theo dấu hiệu sốt nhẹ hoặc không.

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh do nguyên nhân gì?

Có nhiều nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ sơ sinh như:
– Do thay đổi thời tiết, nhiễm trùng đường hô hấp.
– Do dị ứng khói thuốc lá, phấn hoa, lông (chó, mèo), thức ăn, hóa chất, một số loại thuốc…
Khi nào cần đưa bé đi khám?
Cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ ngay khi phát hiện thấy bé có các biểu hiện: sốt cao, cánh mũi thở phập phồng, bé thở mạnh khiến bụng hóp lại, nhịp thở nhanh… Dấu hiệu nguy kịch là bé bị tím tái môi hoặc đầu ngón tay.

Cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay khi mới có các triệu chứng của bệnh viêm phế quản

Cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay khi mới có các triệu chứng của bệnh viêm phế quản

Nếu để lâu, viêm phế quản sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như gây suy hô hấp.
Điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phế quản
Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh cụ thể mà có biện pháp chữa viêm phế quản phù hợp.
Nếu bệnh nhẹ, bác sĩ khuyến cáo không nên dùng kháng sinh cho bé. Phương pháp chữa trị chủ yếu là làm long đờm, ăn uống đầy đủ. Nếu được chăm sóc tốt, nhiều bé sẽ tự khỏi sau đó vài ba ngày.

Giai đoạn này, cha mẹ nên tăng cường cho bé bú mẹ. Nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên cho bé ăn loãng hơn thường ngày. Nên bổ sung lượng nước theo nhu cầu hàng ngày của bé, có thể là uống nước đun sôi để nguội, nước hoa quả hoặc nước cháo…
Nên cho bé ăn những loại thức ăn dễ tiêu, ít chất béo, ít chất ngọt và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Trước bữa ăn, bạn nên nhỏ mũi cho bé (dùng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi dành cho bé) để làm thông mũi bé. Nhỏ mỗi lần 3 – 4 giọt, mỗi ngày 2 – 3 lần.

Cần có chế độ chăm sóc trẻ hợp lý, ăn uống đủ chất nhằm tăng cường sức đề kháng

Cần có chế độ chăm sóc trẻ hợp lý, ăn uống đủ chất nhằm tăng cường sức đề kháng

Trường hợp bé bị sốt, bạn không nên ủ ấm bé quá kỹ. Mặc cho bé những loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, có thể dùng nước mát chườm nhẹ vùng nách, cổ, bẹn bé. Nếu bé sốt cao, bạn có thể dùng paracetamol để hạ sốt nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng.
Cha mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh tại nhà. Nếu có dấu hiệu bệnh trở nặng như ho, tím tái, bỏ bú thì cần đi khám ngay để được xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital