Viêm loét đại trực tràng chảy máu: Bệnh không nên xem thường

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Viêm loét đại trực tràng chảy máu là bệnh về đường tiêu hóa đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Bệnh nếu không được theo dõi và điều trị sẽ gây những biến chứng nguy hiểm.

1. Triệu chứng viêm loét đại trực tràng chảy máu

Viêm loét đại trực tràng có thể làm tổn thương ở niêm mạc đại trực tràng, gây xuất huyết đại tràng, bệnh nhân đi ra máu.

Viêm loét đại trực tràng chảy máu là một trong những bệnh về đường tiêu hóa nguy hiểm

Viêm loét đại trực tràng chảy máu là một trong những bệnh về đường tiêu hóa nguy hiểm

Đa phần những người bị viêm loét đại trực tràng đều không biết bệnh, trong giai đoạn đầu những triệu chứng của bệnh thường nhầm lẫn với chứng kiết lỵ và thường tự ý điều trị ở nhà bằng thuốc tiêu hóa, khiến bệnh không khỏi và tiến triển nặng hơn, bệnh nhân thường nhập viện trong tình trạng nặng, suy kiệt và có nhiều biến chứng.
Tùy vào mức độ tổn thương đại tràng, bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Thông thường khi bị viêm loét đại trực tràng dẫn đến chảy máu, người bệnh thường có những triệu chứng như tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân có nhiều nhầy máu, nếu bệnh nặng có khi chỉ toàn nhầy máu mà không có phân, đau bụng, khi đau bụng muốn đi đại tiện ngay, mót rặn khi đại tiện.

2. Nguyên nhân gây viêm loét đại trực tràng chảy máu

Cho tới nay vẫn chưa xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh, chủ yếu dựa vào các yếu tố nguy cơ: Giới tính, tuổi tác, phụ nữ trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao do hệ miễn dịch ở tuổi này bắt đầu suy giảm.
Ngoài ra, bệnh còn có thể do ký sinh trùng như sán, amid lỵ, chấm sốt xuất huyết khi chui vào đại trực tràng…

Viêm loét đại trực tràng chảy máu gây mệt mỏi, khó chịu cho người bệnh

Viêm loét đại trực tràng chảy máu gây mệt mỏi, khó chịu cho người bệnh

Viêm loét đại trực tràng cần được tầm soát sớm, chẩn đoán bệnh cần thực hiện xét nghiệm, soi đại tràng dọc theo trực tràng và đại tràng xuống.
Trường hợp có bệnh nếu soi đạ tràng thấy xuất hiện nhiều đám xuất huyết chảy máu, thậm chí có nhiều trường hợp máu chảy đầy trong lòng trực tràng. Đối với những thể bệnh nặng có thể gây thiếu máu cấp tính, người bệnh cần được cấp cứu ngay vì chảy máu tiêu hóa rất rõ rệt.
Về điệu trị viêm loét đại trực tràng chảy máu cần cầm máu và bù lại lượng máu đã mất bằng cách truyền máu.

3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phòng bệnh hiệu quả

Viêm loét đại trực tràng dẫn đến chảy máu chỉ có thể phát hiện được khi làm nội soi, sinh thiết. Vì vậy, kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất nhằm phát hiện và loại bỏ sớm các yếu tố nguy cơ, đảm bảo điều trị bệnh ở giai đoạn mầm mống. Mọi người nên theo dõi thường xuyên 6 tháng 1 lần bằng soi đại tràng, sinh thiết đại tràng nhằm kịp thời phát hiện giai đoạn đầu của tiến triển ung thư.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ gây bệnh

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ gây bệnh

Bên cạnh đó, bệnh nhân vị viêm loét đại trực tràng cần có chế độ dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa, nên ăn những thức ăn mềm, ít chất xơ như cơm nhão, cháo, thịt nạc, cá, sữa đậu nành, lưu ý tránh ăn rau sống, bắp…
Tránh căng thẳng, tránh suy lo âu, không dùng các chất kích thích, uống đủ nước mỗi ngày.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital