Viêm khớp dạng thấp và những hiểu lầm thường gặp

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm không đặc hiệu xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, diễn biến mạn tính dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp. Đây là một trong những dạng viêm khớp thường gặp nhất nhưng không phải ai cũng hiểu về căn bệnh này.

1. Yếu tố nào sau đây có liên quan tới viêm khớp dạng thấp?

A: Hút thuốc
B: Mang thai
C: Thuốc tránh thai
D: Tất cả các đáp án trên.

Nếu bạn hút thuốc, bạn có nguy cơ cao phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp.

Nếu bạn hút thuốc, bạn có nguy cơ cao phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp.

Đáp án đúng là A. Nếu bạn hút thuốc, bạn có nguy cơ cao phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp. Những người ăn quá nhiều muối trong chế độ ăn uống cũng có nguy cơ mắc bệnh. Và các trường hợp vừa hút thuốc vừa tiêu thụ quá nhiều muối có nguy cơ viêm khớp dạng thấp tăng gấp đôi.

2. Soda có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp?

Đúng. Trong một nghiên cứu gần đây, những phụ nữ uống nhiều hơn 1 lon soda có đường/ngày có nguy cơ viêm khớp dạng thấp cao hơn 63% so với những người không uống hoặc uống rất ít. Lựa chọn uống sữa tách béo thay cho soda sẽ là giảm nguy cơ bị bệnh.

3. Tập thể dục không tốt cho người bị viêm khớp dạng thấp?

Vận động không chỉ giữ các khớp luôn vận động và cơ bắp khỏe mạnh - nó còn giúp bạn ngủ tốt hơn và chống mệt mỏi.

Vận động không chỉ giữ các khớp luôn vận động và cơ bắp khỏe mạnh – nó còn giúp bạn ngủ tốt hơn và chống mệt mỏi.

Sai. Các bác sĩ thường khuyên người bệnh nên cân bằng giữa việc nghỉ ngơi và tập thể dục. Vận động không chỉ giữ các khớp luôn vận động và cơ bắp khỏe mạnh – nó còn giúp bạn ngủ tốt hơn và chống mệt mỏi.

4. Các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp có liên quan tới?

A: Gen
B: Môi trường
C: Hormone
D: Tất cả các đáp án đều đúng.
Đáp án đúng là D. Nguyên nhân chính xác gây viêm khớp dạng thấp chưa được xác định nhưng có nhiều yếu tố liên quan tới sự phát triển của căn bệnh này. Các nhà nghiên cứu đã xác định được hàng chục gen liên quan tới viêm khớp dạng thấp. Họ cũng cho rằng yếu tố nào đó trong môi trường, chẳng hạn như virus hay vi khuẩn có thể kích hoạt viêm khớp dạng thấp, mặc dù nó không lây nhiễm. Những thay đổi về hormone giới tính – đặc biệt là ở phụ nữ – cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh. Đây cũng là lý do tại sao phụ nữ có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp cao hơn gấp 3 lần so với nam giới.

5. Nên ăn thực phẩm nào sau đây để giảm bớt các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp?

A: Quả việt quất
B: Dầu cá
C: Hạt lanh
D: Không có đáp án nào đúng

Dầu cá, giàu axit béo omega-3, có khả năng giúp giảm đau và sưng khớp.

Dầu cá, giàu axit béo omega-3, có khả năng giúp giảm đau và sưng khớp.

Đáp án đúng là B. Dầu cá, giàu axit béo omega-3, có khả năng giúp giảm đau và sưng khớp. Nên bổ sung các loại cá dầu như cá trích, cá thu, cá hồi trong chế độ ăn uống hàng ngày.

6. Nhiễm khuẩn trong cơ thể có thể dẫn đến viêm khớp dạng thấp?

Đúng. Những người bị viêm khớp dạng thấp có nhiều khả năng tìm thấy nhiều loại vi khuẩn cụ thể trong nướu răng và ruột. Có quá nhiều các loại vi khuẩn này có thể gây viêm lợi hay viêm đại tràng. Các bác sĩ cho rằng những bệnh này tác động tới hệ thống miễn dịch và có thể thúc đẩy sự phát triển của viêm khớp dạng thấp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital