Viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Viêm khớp cùng chậu là bệnh lý rất hay gặp ở lứa tuổi trưởng thành, nữ giới gặp nhiều hơn nam. Viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không là vấn đề nhiều người băn khoăn sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

1. Viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không?

 Viêm khớp cùng chậu nếu để lâu không được chữa trị sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình vận động (không thể ngồi lâu để làm việc hoặc khó cúi xuống, nghiêng hay xoay người rất khó khăn do cứng cột sống thắt lưng, lưng và cổ).

Viêm khớp cùng chậu có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Viêm khớp cùng chậu có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Bên cạnh đó, viêm khớp cùng chậu có thể lan ra, gây tổn thương dây thần kinh tọa, thậm chí làm teo cơ đùi và nếu để lâu sẽ teo cơ mông. Vì vậy, nhiều khi dễ nhầm lẫn viêm khớp cùng chậu với đau do thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm. Đau thường có tính chất âm ỉ, kéo dài triền miên làm bệnh nhân rất khó chịu ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống.

Với nữ giới, một số ít trường hợp viêm khớp cùng chậu nếu để lâu ngày có thể dẫn đến dính khớp, làm cho khung chậu không thể giãn ra được trong thời kỳ mang thai và khi sinh, dẫn đến đẻ khó dẫn đến phải mổ đẻ.

2. Viêm khớp cùng chậu nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh viêm vùng chậu, tuy nhiên hay gặp nhất vẫn là những lý do dưới đây:

  • Do bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu như viêm trực tràng, viêm đại tràng, viêm đường tiết niệu.
  • Phụ nữ trong giai đoạn mang thai bị chèn ép khiến ứ đọng đường tiết niệu, máu huyết không được lưu thông dẫn đến viêm nhiễm vùng xương chậu.
  • Thói quen vệ sinh hàng ngày không tốt, đặc biệt là việc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ gây viêm nhiễm.
Viêm khớp cùng chậu gây đau mỏi lưng

Viêm khớp cùng chậu gây đau mỏi lưng, cột sống, teo mông

Các biểu hiện viêm khớp cùng chậu như: đau âm ỉ vùng cột sống, thắt lưng kèm teo mông. Cơn đau dữ dội khi cử động mạnh khiến bệnh nhân không thể cử động được. Ngoài ra, bệnh nhân có thể thấy đau xương kèm tê cứng hai chân, bụng dưới đau âm ỉ, đại tiện đau có mùi, chảy máu. Mỗi khi giao hợp thấy đau, rét run người, sốt, buồn nôn, mất ngủ, khó chịu, cơ thể suy nhược…

3. Điều trị viêm khớp cùng chậu bằng cách nào?

Việc chữa trị viêm khớp cùng chậu cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nguyên tắc điều trị, ngoài việc dùng kháng sinh, thuốc giảm đau,  đồng thời người bệnh cần được hướng dẫn kết hợp vật lý liệu pháp.

Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả

Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả

Trong điều trị, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về thuốc uống và những lưu về chế độ sinh hoạt đi lại. Ngoài việc dùng thuốc thì việc tập luyện, vận động có thể là biện pháp chính giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục. Điều trị và luyện tập là hai việc quan trọng và phải tiến hành đồng thời.  Luyện tập thể dục để giúp vùng khung chậu có độ co giãn tốt.

Vì vậy, khi nghi bị viêm khớp cùng chậu nên đi khám bệnh để được bác sĩ hướng dẫn các động tác tập luyện cụ thể, vừa giúp luyện tập cột sống, vừa giúp tập tuyện khung chậu để xương chậu cơ động, linh hoạt, dẻo dai.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital