Viêm họng và cách điều trị như thế nào cho hiệu quả?

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Bệnh viêm họng là bệnh lý khá phổ biến tại nước ta. Bệnh viêm họng gây đau rát họng nên ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Việc tìm hiểu bệnh viêm họng và cách điều trị là mối quan tâm của nhiều người.

Những vấn đề chung bệnh viêm họng

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm họng, điển hình như vi khuẩn, virut, thậm chí là ô nhiễm môi trường.
Khi bị viêm họng người bệnh thường có các triệu chứng: đau rát họng, nuốt đau, vướng như mắc cái gì đó ở họng, chảy nước mũi, ngạt tắc mũi (một bên hoặc cả hai bên), đau đầu, ù tai. Sau đó có thể xuất hiện ho, sốt… Viêm họng gồm viêm họng cấp tính và viêm họng mạn tính.

Viêm họng và cách điều trị như thế nào cho hiệu quả?

Việc tìm hiểu bệnh viêm họng và cách điều trị là mối quan tâm của nhiều người

  • Viêm họng cấp tính: là bệnh khá phổ biến, xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm họng cấp dễ dàng xuất hiện. Bệnh thường xuất hiện với các bệnh viêm amiđan. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn (phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng) hay virut cúm, sởi…
  • Viêm họng mạn tính: là loại viêm họng kéo dài hay tái phát nhất lúc thời tiết thay đổi, điều kiện thuận lợi cho một số bệnh đường hô hấp xuất hiện, trong đó phải kể đến viêm họng từ mãn sang những đợt viêm họng cấp tính.
    Bệnh dễ xuất hiện hơn khi cơ thể người bệnh kèm theo viêm amiđan, sâu răng, viêm phế quản, ngạt tắc mũi . Ngoài ra còn do các chất kích thích như: khói thuốc lá, rượu bia, bụi, hóa chất độc hại…. Nhiều trường hợp do người bệnh bị suy gan, đái tháo đường,….. nhưng chiếm số lượng không nhiều.
Viêm họng và cách điều trị như thế nào

Khi bị viêm họng người bệnh thường có các triệu chứng: đau rát họng, nuốt đau, vướng như mắc cái gì đó ở họng rất khó chịu

Cách điều trị viêm họng

Tùy từng tình trạng bệnh lý, mỗi giai đoạn bệnh cần có phương pháp điều trị và sử dụng thuốc khác nhau. Vì vậy, bệnh nhân nên đến khám ở chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Viêm họng cấp kèm sốt, thuốc kháng sinh có thể được chỉ định hoặc có thể khí dung mũi họng bằng các dung dịch chứa: tinh dầu bạc hà, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm. Bệnh viêm họng mạn tính nếu không điều trị tích cực và kiên trì sẽ rất khó khỏi.
Để bệnh diễn tiến tốt hơn, bệnh nhân viêm họng mạn tính cần điều trị dứt điểm các nguyên nhân gây viêm họng như viêm mũi, viêm xoang, viêm A, viêm VA,… nếu có. Người bệnh cần giảm bớt các kích thích như hút thuốc lá, uống rượu, đồ ăn cay.
Nên đeo khẩu trang bảo hộ khi tiếp xúc với bụi và hóa chất. Tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng. Giữ ấm vùng cổ, ngực. Thay đổi điều kiện khí hậu, môi trường sinh hoạt làm việc nếu có thể. Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nên uống nước ấm, bổ sung thêm vitamin C, A, D.

viem-hong-va-cach-dieu-tri2

Bệnh viêm họng mạn tính nếu không điều trị tích cực và kiên trì sẽ rất khó khỏi

Cùng với việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần nhỏ mũi, rửa mũi ngày 2 – 3 lần. Khí dung họng theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài việc súc miệng bằng nước muối, có thể ngậm chanh với muối; gừng với muối; quất với đường phèn hoặc mật ong…
Tùy từng trường hợp bệnh lý, nếu bệnh nhân bị viêm họng hạt lâu ngày bác sĩ sẽ cho đốt hạt bằng laser hoặc áp lạnh.
Ngoài ra, có thể dùng các viên ngậm trị ho, viêm họng,… theo chỉ định của bác sĩ.

Phòng bệnh viêm họng như thế nào?

– Để phòng bệnh viêm họng, mọi người cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng lối sống lành mạnh. Tập thể thao hàng ngày và có chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ.
– Luôn chú ý giữ cho mũi luôn thông thoáng, không nên thở bằng miệng.
– Đối với người hay bị viêm họng hoặc viêm họng mạn không nên uống nước quá lạnh (nước đá) và nên súc họng bằng nước muối ấm pha loãng hoặc các loại dung dịch súc họng có bán tại các hiệu thuốc.
– Khi đi ra đường nên đeo khẩu trang để tránh hít phải bụi bẩn và không khí lạnh…
– Chú ý giữ gìn vệ sinh môi trường sống, tránh xa khói thuốc lá, thuốc lào, môi trường sống có những yếu tố gây ô nhiễm như khói, bụi độc hại.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital