Viêm gan siêu vi B có lây không?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Viêm gan siêu vi B khá phổ biến hiện nay với tỷ lệ người mắc bệnh có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về căn bệnh nguy hiểm này và một trong những thắc mắc thường gặp nhất là viêm gan siêu vi B có lây không?

Một trong những thắc mắc thường gặp nhất là viêm gan siêu vi B có lây không?

Một trong những thắc mắc thường gặp nhất là viêm gan siêu vi B có lây không?

ảnh
Viêm gan siêu vi B do siêu vi trùng gây ra và có khả năng lây nhiễm từ người này sang người kia qua 4 con đường chính như sau:
– Mẹ truyền cho con trong quá trình chuyển dạ, đây là đường lây truyền quan trọng nhất.
– Qua đường tình dục
– Truyền máu hoặc chế phẩm nhiễm siêu vi B
– Dùng chung kim tiêm có nhiễm siêu vi B
Ngoài ra người ta cũng có thể bị nhiễm siêu vi B vì xăm mình, châm cứu, xỏ lỗ tai…với các vật dụng không được vô trùng.

Một trong những con đường lây nhiễm của viêm gan siêu vi B là từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ.

Một trong những con đường lây nhiễm của viêm gan siêu vi B là từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ.

Tuy nhiên không như nhiều người lo sợ, bệnh không lây qua đường tiếp xúc thông thường như:
– Hôn trên má
– Hắt hơi
– Ôm hoặc nắm tay
– Ăn thực phẩm do người bị nhiễm bệnh nấu
– Chia sẻ đồ dùng ăn uống như bát, đũa hoặc muỗng
Người bị nhiễm viêm gan siêu vi B không thể nào tự biết bệnh được. Khi phát hiện có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm siêu vi B cấp như vàng da, sốt, tiểu vàng thì nên đi khám để được chẩn đoán chính xác bệnh và tư vấn điều trị kịp thời.

Ăn uống hợp lý giúp ngăn ngừa tiến triển của bệnh viêm gan siêu vi B.

Ăn uống hợp lý giúp ngăn ngừa tiến triển của bệnh viêm gan siêu vi B.

Bên cạnh đó một số thay đổi về lối sống cũng có thể giúp ngăn ngừa tiến triển của bệnh. Người bị viêm gan siêu vi B nên:
– Ăn uống hợp lý: chế độ ăn tốt nhất chứa vừa đủ chất dinh dưỡng và năng lượng thiết yếu tuy nhiên không nên ăn uống quá kiêng khem, đa đạng đủ chất đam, hạn chế chất béo, giảm muối và uống nhiều nước.
– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp tăng cường sức khỏe.
– Không hút thuốc lá
– Không uống rượu, bia
Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm viêm gan siêu vi B cho người khác

Người thân của người bệnh như cha mẹ, anh chị em ruột, vợ chồng con cái cần phải xét nghiệm để tầm soát xem liệu đã nhiễm viêm gan siêu vi B chưa.

Người thân của người bệnh như cha mẹ, anh chị em ruột, vợ chồng con cái cần phải xét nghiệm để tầm soát xem liệu đã nhiễm viêm gan siêu vi B chưa.

Người thân của người bệnh như cha mẹ, anh chị em ruột, vợ chồng con cái cần phải xét nghiệm để tầm soát xem liệu đã nhiễm viêm gan siêu vi B chưa. Ngoài ra người mang mầm bệnh cũng cần có các biện pháp đề phòng khác như không dùng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dụng cụ cắt móng tay… tránh làm vây máu khi bị thương hay lau sạch máu bằng thuốc sát trùng. Nên sử dụng biện pháp phòng ngừa khi quan hệ tình dục.
Phụ nữ mang thai nhiễm viêm gan siêu vi B với HBe dương tính có nguy cơ lây nhiễm cho trẻ khi sinh là 90% vì vậy cần phải xét nghiệm HBsAg khi có thai và nếu bà mẹ bị nhiễm cần đi khám để có biện pháp điều trị phòng ngừa lây nhiễm và chích ngừa cho trẻ sơ sinh 24h sau khi sinh.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital