Viêm đường tiết niệu là bệnh gì?

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là bệnh gì? Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu. Vi khuẩn được xác định là nguyên nhân gây bệnh…
Gia đình tôi có người thân mới phát hiện bị bệnh viêm đường tiết niệu. Xin hỏi bác sĩ, viêm đường tiết niệu là bệnh gì? (Quỳnh Hoa- Hải Phòng)
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu. Bệnh có ở cả nam lẫn nữ và không phân biệt tuổi tác. Tình trạng viêm nhiễm không đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh nhưng gây hiện tượng đau, rát và khó chịu.

viem-duong-tiet-nieu-la-gi

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu. Bệnh có ở cả nam lẫn nữ và không phân biệt tuổi tác.

-Gần đây tôi có hiện tượng tiểu buốt. Đi khám bác sĩ bảo tôi bị viêm đường tiết niệu nam. Xin bác sĩ giải đáp giúp, đâu là nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu? (Nguyễn Hòa – Thái Nguyên)
Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu được xác định là do vi khuẩn gây ra. Chúng thường xâm nhập theo đường viêm ngược dòng, từ bộ phận sinh dục ngoài rồi lan lên thận. Có đến 90% trường hợp gây bệnh là do vi khuẩn  “ Escherichia coli ”. Một số vi khuẩn khác gây bệnh ví dụ như Klebsiella , Proteus , Staphylococcus Saprophyticus . Phần lớn các vi khuẩn này là vi khuẩn đường ruột, thường ký sinh ở ruột già của trẻ, phần nhỏ là nguyên nhân do nấm gây ra.
Quan hệ tình dục làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu.

viem-duong-tiet-nieu-la-gi2

Thực tế phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Theo thống kê cho thấy có 20 – 40% phụ nữ đã từng mắc chứng bệnh này.

-Những ai dễ mắc bệnh viêm đường tiết niệu, thưa bác sĩ? (Thanh Huệ – Hà Nội)
Thực tế phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Theo thống kê cho thấy có 20 – 40% phụ nữ đã từng mắc chứng bệnh này.
-Triệu chứng bệnh viêm đường tiết niệu là gì? (Lê Quang Tuấn – Bắc Ninh)
Viêm đường tiết niệu có những biểu hiện và triệu chứng giống nhau ở cả nam và nữ. Các triệu chứng của bệnh là: Người bệnh thường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu nhưng mỗi lần lượng nước tiểu rất ít; khi đi tiểu có cảm giác đau buốt như kim châm; đau vùng bụng dưới và lưng, nóng rát vùng bụng dưới; tình trạng viêm nhiễm nặng lan tỏa đến thận và dạ con, gây ra các chứng như đau lưng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn và nôn; nước tiểu có màu khác khi đi tiểu khó khăn, tiểu dắt, bụng ậm ạch, khó chịu…
-Làm thế nào để chẩn đoán bệnh viêm đường tiết niệu? (Hà Vy – Hà Nôi)
Để chẩn đoán bệnh viêm đường tiết niệu, người bệnh cần được làm xét nghiệm nước tiểu, chụp xquang, siêu âm…
-Xin bác sĩ cho biết cách chẩn bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em? (Hoài Lê – Hà Tĩnh)
Đối tượng trẻ em thường khó chẩn đoán viêm đường tiết niệu hơn so với người lớn vì không có triệu chứng đặc trưng. Các bậc phụ huynh cần chú ý nếu thấy trẻ quấy khóc, sốt cao, đau bụng, sờ vào bụng mà trẻ khóc to hơn thì cần nghĩ đến bệnh về đường tiêu hóa và viêm đường tiết niệu ở trên.  Ở thể bệnh viêm bàng quang, trẻ có biểu hiện tiểu khó, tiểu không liên tục, tiểu ngắt quãng và nước tiểu rất hôi. Bên cạnh đó, trẻ cần được làm xét nghiệm nước tiểu, chụp x-quang và siêu âm để xác định bệnh.
-Xin bác sĩ cho biết, các yếu tố nguy cơ của bệnh viêm đường tiết niệu? (Nguyễn Văn Phong)
Ngoài yếu tố vi khuẩn, yếu tố thấp nhiệt, các bệnh sỏi đường tiết niệu , ứ trệ nước tiểu do u, phì đại tuyến tiền liệt, sinh hoạt tình dục với người bị bệnh đường sinh dục – tiết niệu mà không dùng phương tiện bảo vệ, mắc các bệnh như đái tháo đường , suy giảm miễn dịch , già yếu, suy kiệt… là các yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm đường tiết niệu.
-Bác sĩ ơi! Bệnh viêm đường tiết niệu có lây không? (Quang Hào – Hưng Yên)
Nhìn chung, bệnh viêm đường tiết niệu không lây nhiễm từ người này sang người khác. Tuy nhiên, một số bệnh ở đường tình dục có thể làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu. Do đó, trong thời gian vợ hoặc chồng bị bệnh viêm đường tiết niệu nên kiêng quan hệ tình dục hoặc sử dụng bao cao su trong quan hệ.
-Xin bác sĩ cho biết, cách điều trị viêm đường tiết niệu? (Hoàng Hà – Hà Nội)
Viêm đường tiết niệu là chứng bệnh dễ tái phát. Do đó, người bệnh cần điều trị kịp thời và triệt để, để bệnh không kéo dài về sau. Điều trị viêm đường tiết niệu có các cách như: Điều trị bằng kháng sinh. Uống nhiều nước kết hợp với sử dụng hiệu quả dược liệu sẽ giúp cơ thể rửa trôi vi khuẩn, mảng viêm ở bàng quang, đồng thời xả sạch vi khuẩn ở đường tiết niệu một cách dễ dàng và an toàn…
-Cách phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu? (Thái Uyên – Thái Nguyên)
Để phòng tránh hiệu quả chứng bệnh này cần vệ sinh sạch sẽ để ngăn chặn các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm. Trước và sau khi quan hệ tình dục nên đi tiểu để loại bỏ bớt các vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể. Sau khi giao hợp nên uống nước và đi tiểu để giảm vi trùng xâm nhập vào bọng đái và ống dắt tiểu. Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, thay băng vệ sinh thường xuyên trong những ngày có kinh nguyệt , thực hiện quan hệ chung thủy một vợ một chồng. Bao cao su cũng là một biện pháp phòng tránh cần thiết.
Nên uống nhiều nước mỗi ngày, không nên nhịn tiểu, tránh mặc quần áo, đồ lót quá chật sẽ khó thoát mồ hôi, không nên sử dụng thường xuyên các sản phẩm thụt rửa không phù hợp có chứa chất kiềm, có chất sát khuẩn…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital