Viêm bờ mi kiêng ăn gì, lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Viêm bờ mi có ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ của đôi mắt và khuôn mặt. Không chỉ vậy, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng lớn tới thị lực. Vậy, viêm bờ mi kiêng ăn gì để giảm triệu chứng nhanh chóng?

1. Viêm bờ mi là gì?

Viêm bờ mi là hiện tượng người bệnh thường thấy chảy nước mắt hoặc đỏ mắt, cảm giác có sạn hoặc rát mắt, ngứa mắt. Triệu chứng của bệnh là mi mắt sưng và đỏ, bong da xung quanh mi mắt, có vảy ở lông mi lúc ngủ dậy, nhạy cảm với ánh sáng, nước mắt có bọt, lông mi mọc bất thường, rụng lông mi.

Viêm bờ mi kiêng ăn gì uống gì

Viêm bờ mi là bệnh lý khá phổ biến

Khi bị viêm bờ mi, mắt có thể xuất hiện chất nhờn và vảy bám vào lông mi làm cho hai mi mắt dính với nhau cả đêm. Vì thế, người bệnh có thể phải banh mi mắt vào buổi sáng vì sự bài tiết các chất dính này. Đôi khi họ còn có thể nhận thấy các chất bài tiết trong nước mắt khô vào buổi sáng giống như cát. Viêm bờ mi thường mạn tính có thể ảnh hưởng đến lớp ngoài của mi mắt, vị trí mà lông mi mọc ra hoặc phần trong mi là phần tiếp xúc với nhãn cầu.

2. Viêm bờ mi cần kiêng ăn gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa về mắt thì để nhanh chóng lành bệnh, người bệnh cần kiêng một số thực phẩm:

– Không ăn những thức ăn có tính nhiệt như thịt dê, thịt chó, thủ lợn.

– Kiêng các loại gia vị như tỏi, ớt, hành, kinh giới dễ gây cảm giác nóng và khiến bệnh nặng hơn.

– Hạn chế ăn món thủy hải sản, tôm, cua, cá, mực sẽ khiến bệnh nặng hơn, khó chữa hơn.

– Không dùng nước uống có gas, chất kích thích như cà phê, rượu, thuốc lá vì các đồ uống này sẽ khiến mắt bị sưng, ngứa và đỏ hơn nhiều.

– Bên cạnh việc kiêng cữ thì người mắc bệnh viêm bờ mi mắt cần tích cực bổ sung nhiều vitamin A, B12, C, rau bina, cà rốt, cam, chanh… để tăng cường sức đề kháng, mắt nhanh khỏe.

khuyên viêm bờ mi kiêng ăn gì

Người bệnh viêm bờ mi nên hạn chế ăn hải sản

3. Điều trị viêm bờ mi như thế nào?

Để điều trị viêm bờ mi mắt an toàn, nhanh chóng bạn cần chú ý sử dụng đúng những phương pháp sau:

3.1. Làm sạch bờ mi

Dùng tăm bông hoặc gạc thấm dung dịch muối sinh lý chà sạch bờ mi và rửa lại với nước sạch. Thực hiện công việc này 1- 2 lần/ngày.

3.2. Đắp gạc nóng lên mắt

Lấy gạc sạch nhúng vào nước nóng, đắp lên mắt ít nhất 1 phút, làm 2 – 3 lần/ngày. Khi đắp gạc nóng như vậy sẽ làm tróc những gàu vảy và bã nhờn bám quanh lông mi, làm loãng những tiết chất có dầu ở tuyến nhờn, do đó tránh được viêm tuyến sinh lẹo hay chắp ở mắt.

3.3. Massage cho mi mắt

Massage cho mi mắt có thể được thực hiện ngay sau khi đắp gạc ấm khoảng 10 phút nhằm loại bỏ dịch nhờn tiết ra. Đối với mi mắt trên, hãy massage từ 5 -10 lần theo hướng từ chân mày dọc xuống mi mắt và đối với mi mắt dưới, hãy massage từ 5-10 lần theo hướng ngược lại, nghĩa là dọc từ bọng mắt lên mi mắt.

3.4. Thăm khám hiệu quả

Khi có dấu hiệu viêm bờ mi người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời hiệu quả.

kinh nghiệm viêm bờ mi kiêng ăn gì

Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả

Viêm bờ mi là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng nhiều tới thị lực và chất lượng sống của người bệnh. Hy vọng với những thông tin trong bài viết này, bạn đọc sẽ sớm tìm được giải pháp khắc phục, hạn chế bệnh viêm bờ mi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital