Viêm bàng quang

Tham vấn bác sĩ

Viêm bàng quang là hiện tượng viêm bọng đái do nhiễm trùng đường tiểu. Nữ giới có tỷ lệ bị viêm bàng quang cao hơn nam giới. Bệnh viêm bàng quang nếu không chữa trị có thể dẫn đến nhiễm trùng thận nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây viêm bàng quang

Viêm bàng quang là bệnh liên quan đến hệ bài tiết của cơ thể, chỉ tình trạng bàng quang bị nhiễm khuẩn. Viêm bàng quang nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh. Có nhiều nguyên nhân gây viêm bàng quang khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân gây viêm bàng quang thường gặp:
-Hầu hết các nhiễm trùng tại bàng quang là do vi khuẩn E.coli. Vi khuẩn E.coli sống trong ruột, vô hại ở ruột nhưng khi đi vào niệu đạo sẽ gây nhiễm trùng.

Viêm bàng quang là bệnh liên quan đến hệ bài tiết của cơ thể, chỉ tình trạng bàng quang bị nhiễm khuẩn.

Viêm bàng quang là bệnh liên quan đến hệ bài tiết của cơ thể, chỉ tình trạng bàng quang bị nhiễm khuẩn.

Viêm bàng quang là bệnh liên quan đến hệ bài tiết của cơ thể, chỉ tình trạng bàng quang bị nhiễm khuẩn.

-Một số nhiễm trùng bàng quang gây ra bởi vi khuẩn trong âm đạo đi vào niệu đạo gần đó.
-Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu dưỡng chất, thiếu ngủ, hay mệt mỏi căng thẳng, táo bón, cơ thể suy nhược… cũng là các nguyên nhân dẫn đến viêm bàng quang.
– Mặc quần áo quá chật có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây ẩm vùng kín tạo điều kiện cho các vi khuẩn cư trú và phát triển.
-Ngoài ra, các bệnh như: Sỏi bàng quang, niệu đạo, u tuyến tiền liệt, ung thư bộ phận sinh dục ngoài, ung thư cổ bàng quang, bí đái kéo dài, hẹp niệu đạo bẩm sinh, lỗ thông bàng quang trực tràng, thông đái… cũng là nguyên nhân gây viêm bàng quang không thể bỏ qua.

Triệu chứng viêm bàng quang

Khi bị viêm bàng quang, người bệnh thường có các triệu chứng như: Rát bỏng khi đi tiểu, thường xuyên mót đi tiểu, đau kéo dài trên vùng xương mu đặc biệt là sau khi đi tiểu, nước tiểu có máu hoặc mủ và có mùi hôi khác lạ, viêm bàng quang nặng có thể có các triệu chứng đau lưng, sốt hoặc những cơn rùng mình…

có mùi hôi khác lạ, viêm bàng quang nặng có thể có các triệu chứng đau lưng, sốt hoặc những cơn rùng mình…

có mùi hôi khác lạ, viêm bàng quang nặng có thể có các triệu chứng đau lưng, sốt hoặc những cơn rùng mình…

Khi bị viêm bàng quang nên uống nhiều nước.

Biến chứng bệnh viêm bàng quang

Các biến chứng có thể gặp bao gồm: Nhiễm trùng thận, tiểu máu… Khuyến cáo của các bác sĩ là khi thấy có những triệu chứng bệnh nêu trên, người bệnh cần nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Điều trị viêm bàng quang

Người bệnh cần đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán, đánh giá tình trạng bệnh, từ đó bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Thuốc dùng trong điều trị bệnh viêm bàng quang chủ yếu là các thuốc kháng sinh. Với những trường hợp viêm bàng quang do vi khuẩn, kháng sinh là dòng thuốc đầu tiên được áp dụng.  Việc sử dụng loại thuốc này trong bao lâu phụ thuộc vào sức khỏe tổng thể và các vi khuẩn được tìm thấy trong nước tiểu của người bệnh. Nếu bệnh nhân không có vấn đề gì về độ dài của điều trị sẽ dùng toàn bộ đợt kháng sinh theo quy định của bác sĩ để đảm bảo rằng nhiễm trùng hoàn toàn tận diệt.
Trường hợp bệnh nhân có nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát, bác sĩ có thể khuyên nên điều trị kháng sinh dài hơn. Đối với một số phụ nữ, dùng một liều duy nhất thuốc kháng sinh sau khi giao hợp tình dục có thể hữu ích.

Phòng bệnh viêm bàng quang

Để phòng bệnh viêm bàng quang, chúng ta cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí. Ăn nhiều rau, hoa quả, những loại thức ăn có chất xơ. Hạn chế ăn đồ cay, uống đồ uống có ga, có chất kích thích…

Ăn nhiều rau, hoa quả, những loại thức ăn có chất xơ. Hạn chế ăn đồ cay, uống đồ uống có ga, có chất kích thích…

Ăn nhiều rau, hoa quả, những loại thức ăn có chất xơ. Hạn chế ăn đồ cay, uống đồ uống có ga, có chất kích thích…

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

Năng vận động cơ thể, luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức dẻo dai cho cơ thể.
Vệ sinh sạch sẽ, sinh hoạt tình dục an toàn. Tránh lạnh lòng bàn chân. Mặc quần áo đủ ấm và khô, giữ nhiệt độ ổn định ở nơi ở. Không nên mặc quần quá bó,tránh gây ẩm ướt hay làm tăng nhiệt độ cơ thể vì sẽ kích thích tiết mồ hôi…
Nên uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày (uống 1,5-2 lít nước/ngày) để giúp cơ thể bài tiết tốt, tránh nước tiểu ứ đọng ở bàng quang, hạn chế được viêm nhiễm. Bên cạnh đó, không được nín tiểu quá lâu cũng là cách phòng bệnh hữu hiệu…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital