Vì sao bị ung thư thực quản? bệnh ung thư khá phổ biến

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư thực quản là một trong những bệnh ung thư khá phổ biến ở nước ta, đặc biệt với đối tượng nam giới. Vì sao bị ung thư thực quản là thắc mắc của nhiều người bệnh cũng như những người muốn tìm hiểu về căn bệnh ung thư này.

Vì sao bị ung thư thực quản?

Ung thư thực quản là bệnh ung thư đường tiêu hóa thường gặp

Ung thư thực quản là bệnh ung thư đường tiêu hóa thường gặp

Thực quản là ống tiêu hóa vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Ung thư thực quản xảy ra khi có sự phát triển bất thưởng bất kì tế bào thực quản nào nằm tại vị trí phần thực quản trên, dưới hay ở giữa… Tại Việt Nam, ung thư thực quản phổ biến thứ 5 trong tổng số các bệnh ung thư nói chung và thứ 4 trong số các bệnh ung thư đường tiêu hóa thường gặp.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính xác vì sao bị ung thư thực quản vẫn chưa được xác định rõ nhưng có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

Tuổi tác, giới tính

Theo Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, nguy cơ mắc ung thư thực quản tăng dần theo độ tuổi. Có đến khoảng 85% ca được chẩn đoán ung thư thực quản khi đã ở độ tuổi trên 55 tuổi. Dù chưa xác định được nguyên nhân tại sao nhưng nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.

Trào ngược dạ dày thực quản

Barrett thực quản tăng nguy cơ ung thư thực quản

Barrett thực quản tăng nguy cơ ung thư thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý tiêu hóa thường gặp tuy nhiên nhiều người không chú ý hay chủ quan bỏ qua mà dẫn đến những biến chứng nặng nề, điển hình là Barrett thực quản – tổn thương tiền ung thư thực quản. Nhiều nghiên cứu cho biết, bệnh Barrett thực quản gặp ở khoảng 10% bệnh nhân có trào ngược dạ dày thực quản. Acid dạ dày hàng ngày tấn công thực quản sẽ làm biểu mô bình thường của thực quản được thay thế bằng biểu mô di sản, tăng nguy cơ ung thư.

Thuốc lá, rượu bia

Thuốc lá và rượu bia là hai yếu tố nguy cơ hàng đầu liên quan đến nhiều bệnh ung thư khác nhau, trong đó có ung thư thực quản. Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Time cho biết, trong số những người thường xuyên hút thuốc lá và uống ít nhất 1 ly rượu mỗi ngày, uống trà nóng làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản cao gấp khoảng 5 lần so với những người không thực hiện cả 3 thói quen này.

Béo phì

 Nghiên cứu từ Viện ung thư Quốc gia Hoa Kỳ cho biết họ đã tìm được mối liên hệ giữa béo phì với ung thư thực quản và ung thư dạ dày ở những người thừa cân trong độ tuổi 20 tuổi. Nguy cơ phát triển các dạng ung thư ở người béo phì sẽ cao hơn 60 – 80% so với những người duy trì cân nặng bình thường, khỏe mạnh trong suốt cuộc đời của họ.

Chế độ ăn thiếu khoa học, lười vận động

Chế độ ăn ít rau xanh, ăn nhiều thịt đỏ kết hợp với lười vận động tăng nguy cơ béo phì và cũng là yếu tố tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Bệnh tâm vị mất giãn

Bệnh tâm vị mất giãn (Achalasia) là bệnh cơ thắt dưới của thực quản không còn khả năng tự mở ra khi có phản xạ nuốt khiến thức ăn và nước bọt khó xuống dạ dày. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, những người mắc bệnh tâm vị mất giãn có nguy cơ ung thư thực quản cao hơn nhiều lần so với người bình thường. Nghiên cứu cho thấy ung thư có nguy cơ hình thành sau 15 – 20 năm phát bệnh.

Phòng bệnh ung thư thực quản như thế nào?

Để hạn chế nguy cơ ung thư thực quản, bạn cần chú ý không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu, ăn uống khoa học, duy trì cân nặng hợp lý…

Do nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư thực quản vẫn chưa được xác định rõ nên các biện pháp phòng bệnh chỉ mang tính chất tương đối. Để có thể phát hiện bệnh sớm, bạn cần chú ý thăm khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kì.

Nội soi thực quản là phương pháp chẩn đoán ung thư thực quản có giá trị

Nội soi thực quản là phương pháp chẩn đoán ung thư thực quản có giá trị

Tầm soát ung thư thực quản bao gồm các xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư, nội soi thực quản… có thể phát hiện những bất thường sớm, khi ung thư chưa có biểu hiện. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc có xây dựng và triển khai gói khám tầm soát ung thư thực quản – dạ dày giúp phát hiện sớm chính xác 2 bệnh ung thư thường gặp này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital