Vết mổ sau sinh chăm sóc thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Chăm sóc vết mổ sau sinh không phải đơn giản. Mẹ cần tìm hiểu thật kỹ, để tránh vết thương lâu lành, để lại sẹo và các biến chứng nguy hiểm.

Vệ sinh vết mổ sau sinh

  • 3 – 5 ngày sau khi mổ, mẹ được nhân viên y tế vệ sinh vết mổ đúng cách. Sản phụ cần giữ gìn vệ sinh cho vết mổ, không tự ý tháo băng, không làm ướt băng khiến cho vết mổ có thể bị nhiễm trùng. Khi đã ra viện vết mổ sau sinh cần được chăm sóc hàng ngày, các dụng cụ vệ sinh cần đảm bảo vô khuẩn. Không dùng bất cứ thuốc gì bôi lên vết mổ nếu không phải là bác sĩ chỉ định.
Bên cạnh niềm hạnh phúc bên con thơ, vết mổ sau sinh khiến mẹ bầu lo lắng băn khoăn về cách chăm sóc.

Bên cạnh niềm hạnh phúc bên con thơ, vết mổ sau sinh khiến mẹ bầu lo lắng băn khoăn về cách chăm sóc.

  • Nên lau người, vệ sinh cơ thể bằng nước ấm, không nên ngâm mình trong nước quá lâu làm ảnh hưởng tới vết mổ. Sau khi tắm xong, lau người sạch sẽ, dùng bông thấm khô xung quanh vết mổ, thoa dung dịch Betadin để giúp vết mổ mau lành, tránh bị nhiễm trùng. Vết mổ để khô tự nhiên, không nên dùng bông bịt kín.
Vết mổ để khô tự nhiên, không nên dùng bông bịt kín.

Vết mổ để khô tự nhiên, không nên dùng bông bịt kín.

  • Lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày: Từ khi sinh đến 2 tháng, sản phụ tránh vận động mạnh, không mang vác vật nặng, không đi lại nhiều bằng thang bộ.
  • Trường hợp thấy vết mổ đau, có hiện tượng sưng phù… phải lập tức tới cơ sở y tế để được chăm sóc đúng cách.
  • Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể, nếu thân nhiệt trên 38 độ sản phụ rất có nguy cơ bị viêm nhiễm, nên tới cơ sở y tế theo dõi.

Chế độ ăn uống chăm sóc vết mổ

  • Nên tăng cường bổ sung vitamin như vitamin A, B, C giảm tình trạng viêm nhiễm vết mổ; vitamin K và các yếu tố vi lượng như sắt, canxi, kẽm, giúp tạo máu, làm lành vết mổ.
  • Nên bổ sung nhiều protein để tái tạo tế bào mới, tăng khả năng hồi phục, làm liền sẹo, tránh thiếu máu sau sinh. Protein có trong thịt bò, cá, sữa, đậu…
  • Không sử dụng thực phẩm có tính hàn như: rau đay, cua, ốc,… vì chúng có thể ức chế sự ngưng tụ máu, không làm lành vết thương sau mổ.
  • Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…
  • Không thức ăn nhiều dầu mỡ hay khó tiêu hóa.
  • Nên tránh những món ăn bị dị ứng (tùy từng người)
  • Tránh những món ăn dễ gây ngứa để lại sẹo như hải sản, rau muống lòng trắng trứng, đồ nếp…
Hạn chế những thực phẩm ảnh hưởng đến vết mổ đẻ cũng như sức khỏe sau sinh.

Hạn chế những thực phẩm ảnh hưởng đến vết mổ đẻ cũng như sức khỏe sau sinh.

Chăm sóc vết mổ sau sinh cần phải tỉ mỉ, kỹ lưỡng để vết thương mau lành, tránh biến chứng viêm nhiễm, tránh để lại sẹo xấu. Hi vọng rằng thông tin mà chúng tôi cung cấp mang đến cho chị em những chia sẻ hữu ích nhất. Nếu cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc tổng đài 1900 55 88 92 để được giải đáp miễn phí.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital