Vẩy nến là bệnh gì?

Tham vấn bác sĩ

Bệnh vẩy nến là một trong những bệnh ngoài da thường gặp ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Tỷ lệ bệnh vẩy nến khác nhau trong từng vùng, từng châu lục, song nó dao động trong khoảng 1-3% dân số. Mặc dù khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết vẩy nến là bệnh gì, điều này dẫn tới tình trạng phát hiện bệnh muộn, gây khó khăn cho việc điều trị.

Bệnh vẩy nến là một trong những bệnh ngoài da thường gặp ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới.

Bệnh vẩy nến là một trong những bệnh ngoài da thường gặp ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới.

Vẩy nến là bệnh gì?

Bình thường các tế bào da cũ chết đi, bong ra và các tế bào da mới thay thế. Ở những người mắc bệnh vẩy nến, quá trình này diễn ra nhanh gấp 10 lần khiến các tế bào da cũ và mới không kịp thay thế, tích tụ lại thành những mảng dày, đỏ, có vảy trắng hay bạc.
Mức độ nghiêm trọng của bệnh vẩy nến khác nhau trong từng trường hợp, từ mức độ nhẹ mà người bệnh không nhận biết đến mức độ mạnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vẩy nến là một bệnh mạn tính, có thể kéo dài suốt đời hay bộc phát thành những đợt riêng lẻ.
Bệnh có thể khởi phát ở giai đoạn sớm từ 16 – 22 tuổi hoặc ở giai đoạn muộn hơn từ 50 – 60 tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến

Nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Bệnh có tính di truyền và liên quan đến yếu tố miễn dịch. Triệu chứng của bệnh vẩy nến bắt đầu xuất hiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn khi có các yếu tố kích thích như căng thẳng kéo dài, nhiễm khuẩn và sử dụng một số loại thuốc.
Vẩy nến không phải là bệnh lây nhiễm, vì vậy bệnh không thể lây lan từ người này sang người khác.

Triệu chứng của bệnh vẩy nến

Triệu chứng đặc trưng của bệnh vẩy nến là những mảng dày, đỏ được phủ bởi các lớp vảy trắng hay bạc.

Triệu chứng đặc trưng của bệnh vẩy nến là những mảng dày, đỏ được phủ bởi các lớp vảy trắng hay bạc.

Triệu chứng đặc trưng của bệnh vẩy nến là những mảng dày, đỏ được phủ bởi các lớp vảy trắng hay bạc. Ngoài ra tùy theo vị trí xuất hiện và đặc điểm của các tổn thương, còn có các triệu chứng riêng biệt theo từng dạng bệnh, cụ thể như sau:
– Vẩy nến mụn mủ: xuất hiện mụn mủ ở vùng da tay và chân.
– Vẩy nến giọt: các tổn thương có hình dạng giọt nước xuất hiện trên khắp cơ thể. Dạng vẩy nến này thường gặp ở trẻ em.
– Vẩy nến móng: móng dày và có những lỗ nhỏ trên bề mặt móng.
– Vẩy nến da đầu: trên da đầu có vảy hoặc những mảng da dày màu trắng.
– Vẩy nến nếp gấp: thường gặp ở người bị béo phì với các tổn thương ở vùng nếp gấp của da như nách, háng…
– Viêm khớp vẩy nến: sưng các khớp ngón tay, ngón chân hoặc xương sống, đầu gối.
– Vẩy nến thể mảng: các mảng da thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối và vùng dưới lưng.
Chẩn đoán bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến thường được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện sinh thiết da, theo đó một mẩu da nhỏ được lấy ra để kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định chính xác loại vẩy nến.
Nếu nghi ngờ bị viêm khớp vẩy nến, người bệnh có thể sẽ phải thực hiện xét nghiệm máu để loại trừ, tránh nhầm lẫn với nhiều bệnh khác như viêm khớp dạng thấp. Vùng khớp bị ảnh hưởng cũng được chụp X quang.
Điều trị bệnh vẩy nến

Trong hầu hết các trường hợp, đầu tiên người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc bôi tại chỗ như kem hoặc thuốc mỡ.

Trong hầu hết các trường hợp, đầu tiên người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc bôi tại chỗ như kem hoặc thuốc mỡ.

Mục tiêu của điều trị vẩy nến là giúp cải thiện các triệu chứng và hạn chế tiến triển của bệnh. Trong hầu hết các trường hợp, đầu tiên người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc bôi tại chỗ như kem hoặc thuốc mỡ.
Nếu phương pháp điều trị này không hiệu quả hoặc tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể sẽ phải điều trị bằng quang trị liệu.
Trong trường hợp bệnh vẩy nến quá nặng và các phương pháp điều trị nêu trên đều không hiệu quả, phương pháp  điều trị hệ thống có thể được áp dụng. Người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc dạng uống hoặc tiêm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital