Ung thư tử cung có lây không? là mối lo ngại hàng đầu

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu
Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phụ khoa rất phổ biến ở nữ giới. Ung thư tử cung có lây không là mối lo ngại hàng đầu của chị em. Để giải đáp vấn đề này, mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính hình thành trong các mô cổ tử cung – cơ quan kết nối tử cung và âm đạo.
Loại ung thư cổ tử cung phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC), chiếm khoảng 80 – 85% trong tất cả các loại ung thư cổ tử cung. Nguyên nhân của bệnh này được cho là do nhiễm vi rút Papilloma ở người (HPV).

Ung thư tử cung có lây không?

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính hình thành trong các mô cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu hầu như không có các triệu chứng. Vì vậy, để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, việc cần thiết là tầm soát bệnh định kỳ. Ở giai đoạn tiến triển, ung thư cổ tử cung có thể gây ra những triệu chứng sau:

  • Chảy máu âm đạo
  • Đau lưng
  • Đi tiểu bị đau hoặc khó khăn và nước tiểu đục
  • Táo bón mãn tính và cảm giác về sự hiện diện của phân mặc dù ruột không còn gì
  • Đau vừa phải trong quá trình quan hệ tình dục và tiết dịch âm đạo
  • Một chân bị sưng
  • Rò rỉ nước tiểu hoặc chất cặn từ âm đạo
Táo bón mãn tính, rối loạn tiêu hóa có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung

Táo bón mãn tính, rối loạn tiêu hóa có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung

2. Bệnh ung thư cổ tử cung có lây không?

Ung thư cổ tử cung là bệnh không lây nhiễm. Tuy nhiên, HPV – vi rút u nhú ở người, làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung – có thể lây từ người này sang người khác qua các đường: quan hệ tình dục, kể cả tiếp xúc tay với bộ phận sinh dục, quan hệ tình dục bằng miệng hoặc qua đường hậu môn.
Bên cạnh đó, HPV còn lây truyền không qua đường tình dục như các dụng cụ cắt móng tay chân, kim bấm sinh thiết, đồ lót… Bao cao su không bảo vệ phụ nữ 100% vì HPV có thể lây qua tiếp xúc da ở vùng âm hộ, hậu môn. Đặc biệt, HPV có thể lây truyền dọc từ mẹ sang con trong lúc sinh và gây ra đa bướu gai đường hô hấp.
Ngoài ra, những đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường:

  • Phụ nữ từ 30 tuổi
  • Phụ nữ quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều người và quan hệ tình dục không an toàn
  • Phụ nữ sinh nở nhiều lần
Một trong những phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung phổ biến nhất là PAP smears

Một trong những phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung phổ biến nhất là PAP smears

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ. Nhờ khám tầm soát, các bác sĩ có thể phát hiện những tổn thương tiền ung thư, điều trị kịp thời và ngăn ngừa tiến triển thành ung thư.

Một trong những phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung phổ biến nhất là phết kính cổ tử cung (Pap smear), tức là lấy mẫu các tế bào ở bề mặt cổ tử cung khi kiểm tra âm đạo. Xét nghiệm này rất nhanh, đơn giản và không đau. Các thống kê chỉ ra phết kính cổ tử cung đúng lúc và định kỳ có thể làm giảm tới 90% tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung.

Nhằm giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, tăng cơ hội điều trị hiệu quả, hiện nay Bệnh viện Thu Cúc đã nghiên cứu và xây dựng gói tầm soát ung thư cổ tử cung, bao gồm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital