Ung thư hạch bạch huyết là bệnh gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu
Ung thư hạch bạch huyết không phổ biến như các bệnh ung thư khác nhưng nếu không được điều trị kịp thời, rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Cùng tìm hiểu cụ thể ung thư hạch bạch huyết là gì qua bài viết dưới đây.

1. Ung thư hạch bạch huyết là bệnh gì?

Ung thư hạch bạch huyết là loại ung thư bắt đầu trong các tế bào chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch, được gọi là tế bào lympho. Những tế bào lympho có mặt trong các hạch bạch huyết, lá lách, tuyến ức, tủy xương, và các bộ phận khác của cơ thể. Đây cũng là một trong số ít bệnh ung thư có khả năng chữa khỏi rất cao. Tỷ lệ sống sau 5 năm cho u lympho Hodgkin:

  • Giai đoạn 1 I: Khoảng 90%
  • Giai đoạn II: Khoảng 90%
  • Giai đoạn III: Khoảng 80%
  • Giai đoạn IV: Khoảng 65%

Tỷ lệ sống sau 5 năm cho u lympho không Hodgkin:

  • Giai đoạn tại chỗ: 81,6%
  • Giai đoạn khu vực (lây lan đến hạch bạch huyết khu vực): 72,9%
  • Di căn xa: 61,6%.
  • Ung thư hạch bạch huyết là bệnh gì

    Ung thư hạch bạch huyết là loại ung thư bắt đầu trong các tế bào chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch

Có hai loại chính của ung thư hạch bạch huyết:

  • U lympho Hodgkin
  • U lympho không Hodgkin: Hầu hết những trường hợp mắc ung thư hạch bạch huyết là loại này.

U lympho Hodgkin và không Hodgkin ảnh hưởng đến một loại tế bào lympho khác nhau, và cần điều trị khác nhau.

2. Nguyên nhân và triệu chứng ung thư bạch huyết như thế nào?

Nguyên nhân gây ung thư hạch bạch huyết chưa được biết đến, nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh: người lớn tuổi (trên 60 tuổi); người có hệ miễn dịch suy yếu do bị HIV/AIDS; người nhiễm một loại virus như Epstein-Barr, viêm gan C…; có tiền sử gia đình mắc bệnh; thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại; người béo phì…

Dấu hiệu ung thư hạch bạch huyết thường không rõ ràng ở giai đoạn sớm. Đến giai đoạn tiến triển, người bệnh có thể thấy:

Ung thư hạch bạch huyết là bệnh gì

Mệt mỏi kéo dài cũng có thể là dấu hiệu ung thư hạch bạch huyết

  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách, háng bị sưng
  • Khó thở, ho nhiều
  • Sốt cao, đổ mồ hôi đêm
  • Mệt mỏi, giảm cân đột ngột (không có chủ ý)

Lưu ý rằng các triệu chứng nêu trên cũng có thể gây ra bởi những điều kiện y tế khác không phải ung thư hạch bạch huyết. Điều quan trọng nhất là khi gặp bất cứ dấu hiệu nào bất thường, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín thăm khám.

Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể. Các phương pháp điều trị ung thư hạch bạch huyết thường là:

Ung thư hạch bạch huyết

Thuốc hóa trị có thể đưa vào cơ thể qua đường uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch

  • Hóa trị: thuốc hóa trị có thể đưa vào cơ thể qua đường uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch. Đây là phương pháp điều trị toàn thân.
  • Xạ trị là phương pháp điều trị cục bộ bằng cách sử dụng các tia năng lượng cao như tia X để tiêu diệt tế bào ung thư hạch bạch huyết. Khu vực được chiếu xạ có thể chỉ là các hạch bạch huyết hoặc cơ quan bị ảnh hưởng. Phương pháp này có thể được sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp với hóa trị liệu.
  • Liệu pháp sinh học: liệu pháp này nhằm tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại ung thư. Nó có thể được sử dụng riêng hoặc kết hợp với hóa trị liệu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital