Ung thư có lây qua đường máu không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu
Ung thư là nỗi sợ hãi của tất cả mọi người. Câu hỏi mà nhiều người quan tâm là ung thư có lây qua đường máu không và nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư là gì?

Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào. Khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh mất kiểm soát, có khả năng lan rộng đến hệ thống hạch bạch huyết, các cơ quan lân cận và ở xa.

Ung thư có lây qua đường máu không?

Ung thư không lây qua đường máu

Ung thư không lây qua đường máu

Ung thư có lây qua đường máu không là lo lắng của rất nhiều người có suy nghĩ ung thư là bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác. Các bác sĩ chuyên khoa ung bướu cho biết, rất nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/ AIDS, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, sốt rét… có thể lây qua đường máu nhưng ung thư thì không. Ung thư không phải là bệnh truyền nhiễm và không lây từ cơ thể người bệnh sang người khỏe mạnh theo bất kì hình thức nào do cơ chế gây ung thư là do các tế bào tăng sinh mất kiểm soát.

Kết quả của ung thư có lây qua đường máu không đã được chứng minh qua một nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp dựa trên dữ kiện hiến tặng máu của nhiều bệnh nhân ung thư. Kết quả nghiên trong vòng 5 năm cho biết, những người nhận máu của bệnh nhân ung thư không bị lây căn bệnh này qua đường truyền máu, ngay cả với các loại ung thư phổi, gan, xương…

 Nguyên nhân gây ung thư là gì?

Thực tế, nguyên nhân chính xác gây đa số bệnh ung thư vẫn chưa được xác định rõ nhưng có rất nhiều yếu tố được xác định có khả năng tăng nguy cơ mắc bệnh. Mỗi bệnh ung thư lại có những nguyên nhân, yếu tố gây bệnh khác nhau.

Các gen đột biến gây ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

Các gen đột biến gây ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

  • Yếu tố di truyền: ung thư không di truyền nhưng các gien đột biến gây ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một số gen đột biến tăng nguy cơ mắc ung thư là: BRCA1, BRCA2 (ung thư vú, ung thư buồng trứng), hội chứng Lynch do đột biến gen MLH1, MLH3, MSH6… tăng nguy cơ ung thư dạ dày, đại trực tràng…
  • Bức xạ ion hóa, bức xạ cực tím là những tác nhân vật lý có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư
  • Thuốc lá: là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư phổi và có liên quan đến nhiều bệnh ung thư khác, đặc biệt là các bệnh ung thư vùng đầu cổ, thực quản, bàng quang… Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phế quản cao gấp 10 lần so với những người không hút thuốc
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học, thực phẩm bẩn: thịt cá hun khói, ăn gạo, lạc mốc, uống rượu, chế độ ăn có hàm lượng chất béo động vật cao… là những yếu tố đẩy bạn gần hơn đến căn bệnh ung thư
  • Môi trường làm việc độc hại, thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, bụi độc hại như cao su, amiang, chất tẩy rửa… làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư
  • Viêm gan B tăng cao nguy cơ mắc ung thư gan
  • HPV là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung và có liên quan đến nhiều bệnh ung thư khác như ung thư âm hộ, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng…

Để phòng bệnh ung thư, ngoài chế độ, ăn uống sinh hoạt khoa học, bạn cần chú ý đến khám sàng lọc ung thư định kì để phát hiện nguy cơ ung thư sớm, khi bệnh chưa tiến triển hoặc mới ở giai đoạn sớm.

Để thuận tiện cho người bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng nhiều gói khám tầm soát ung thư khác nhau với gói tầm soát ung thư riêng lẻ và từng bộ phận với đầy đủ các xét nghiệm cần thiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital