Tuần 36 của thai kỳ cần kiểm tra những gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Tuần thứ 36 trở đi là tháng cuối của thai kỳ. Lúc này, thai nhi nặng khoảng 2.6 kg, dài khoảng 47 cm, da dẻ của bé đã căng ra, bớt nhăn nheo. Đây là thời điểm tuyệt vời vì con yêu đã sắp chào đời, mẹ bầu cần phải khám thai mỗi tuần 1 lần cho tới khi sinh. Từ tuần 36 của thai kỳ cần kiểm tra những gì? Hãy tìm câu trả lời qua thông tin sau đây.

1. Tuần 36 của thai kỳ cần kiểm tra những gì?

Tuần 36 của thai kỳ cần kiểm tra những gì? sẽ được giải đáp ngay sau đây. Thai phụ lúc này sẽ được:
– Siêu âm màu theo dõi dopper động mạch rốn, động mạch tử cung, động mạch não, kiểm tra dây rốn, nước ối, ngôi thai, biến chứng thai nghén,…
– Thử nước tiểu kịp thời phát hiện những bệnh lý tiền sản giật cũng như các biến chứng khác.
– Nghe tim thai, đo bề cao tử cung, kiểm tra cổ tử cung, đánh giá độ dài và độ mở của cổ tử cung, kịp thời chẩn đoán và điều trị sớm nếu bị dọa sinh non.
– Trường hợp sản phụ bị xuất huyết âm đạo, có những cơn co thắt thường xuyên hơn, thì cần nhập viện để thăm khám, xử trí.
Từ tuần 36 qua khám thai bác sĩ sẽ đưa tiên lượng về phương pháp sinh, hoàn thiện thủ tục sinh đẻ cần thiết để mẹ bầu chuẩn bị tốt nhất cho ngày lâm bồn.

Từ tuần 36, sản phụ cần khám thai hàng tuần

Từ tuần 36, sản phụ cần khám thai hàng tuần

2. Sự phát triển của thai nhi và thay đổi cơ thể mẹ bầu từ tuần 36

2.1 Sự phát triển của thai:

Tuần này, bé đã có thể cảm nhận được ánh sáng bên ngoài; phổi cũng phát triển đầy đủ, bé đã có thể thở ra hít vào; thận đã hoàn chỉnh; gan đã bắt đầu xử lý một số chất thải; lông tơ và chất bao phủ trên cơ thể bé đã sạch do bé nuốt vào bụng, tích tụ thành phân xu trong ruột; khuỷu tay, khuỷu chân, đầu bé đã có thể nổi trên bụng mẹ khi bé chuyển động.

Từ tuần 36 qua khám thai bác sĩ sẽ đưa tiên lượng về phương pháp sinh

Từ tuần 36 qua khám thai bác sĩ sẽ đưa tiên lượng về phương pháp sinh

2.2 Sự thay đổi người mẹ

– Người mẹ khi nào cũng căng hết cỡ, tử cung mở rộng nhiều so với lúc ban đầu.
– Nhiều mẹ bị đau lưng, đau cột sống, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, khó ngủ do bụng to kềnh càng.
– Mẹ dễ bị đổ mồ hôi, buồn tiểu nhiều do bàng quang bị đè ép, rò rỉ sữa non.
Sản phụ trong những tuần cuối thai kỳ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe, uống nhiều nước, hạn chế đồ ngọt, các chất kích thích, kiêng quan hệ tình dục.
Từ tuần 36, sản phụ có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào do vậy cần chuẩn bị sẵn sàng mọi đồ đạc mang đi sinh cũng như sẵn sàng về tâm lý, giữ tinh thần thoải mái, thư giãn để quá trình sinh nở thuận lợi, mẹ tròn con vuông.

Hy vọng bạn đã trả lời được câu hỏi Tuần 36 của thai kỳ cần kiểm tra những gì?" rồi

Hy vọng bạn đã trả lời được câu hỏi “Tuần 36 của thai kỳ cần kiểm tra những gì?” rồi

Tuần 36 của thai kỳ cần kiểm tra những gì? Qua chia sẻ trên của chúng tôi hi vọng bạn đọc đã có được thông tin hữu ích.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital