Từ A đến Z bệnh suy tim tổn thương tim nghiêm trọng

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Suy tim là tình trạng tổn thương tim nghiêm trọng cần được theo dõi điều tri thường xuyên theo đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa giỏi. Dưới đây là những thông tin hữu ích từ A đến Z bệnh suy tim bạn đọc có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về bệnh lý nguy hiểm này.

Bệnh suy tim là gì?

Suy tim là một hội chứng lâm sàng do máu bơm ra từ tim không đủ đáp ứng nhu cầu chuyển hóa hằng ngày của cơ thể. Khi tim suy yếu, máu lưu thông qua tim cũng như khắp cơ thể với tốc độ chậm hơn, và áp lực trong tim gia tăng khiến tim không thể bơm máu để đáp ứng đủ nhu cầu oxy và dưỡng chất của cơ thể. Điều này tác động khiến các ngăn trong tim dãn rộng hoặc trở nên dầy hơn để có thể chứa nhiều máu hơn giúp đủ máu bơm đi khắp cơ thể. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra một thời gian dài khiến cơ tim bị yếu đi không còn khả năng bơm máu mạnh mẽ nữa.

Suy tim là tổn thương tim nghiêm trọng cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hiệu quả

Suy tim là tổn thương tim nghiêm trọng cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hiệu quả

Triệu chứng cảnh báo bệnh suy tim

Khó thở là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh suy tim. Tuy nhiên không phải cứ khó thở khi gắng sức là bị suy tim vì rất khó để phân biệt được chính xác nguyên nhân các dấu hiệu trên là do suy tim hay do bệnh ở phổi hoặc các bệnh hô hấp khác.

Ho cũng là dấu hiệu khác của suy tim. Bệnh nhân suy tim có thể bị ho kéo dài, kèm theo khạc ra đờm lẫn máu, ho tăng khi nằm ngủ.

Suy tim do viêm cơ tim, tắc động mạch vành còn khiến người bệnh gặp phải những cơn đau xương ức lan ra cánh tay trái. Mệt mỏi, phù, tiểu đêm cũng có thể là những dấu hiệu của bệnh suy tim.

Phân loại suy tim

Theo vị trí

  • Suy tim trái: nếu phía bên trái của tim, bao gồm nhĩ trái và thất trái, bơm và trữ máu không hiệu quả hoặc co bóp không đồng bộ, máu sẽ ứ tại phổi. Người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, mệt mỏi, và bị ho khan kéo dài (đặc biệt là vào ban đêm), đôi khi ho có đờm lẫn máu.
  • Suy tim phải: nếu phía bên phải của tim, bao gồm tâm nhĩ phải và tâm thất phải, bị suy yếu, máu từ tĩnh mạch trở về tim khó khăn. Nó tích tụ trong các tĩnh mạch và thoát dịch ra ngoài, gây phù bàn chân, cẳng chân, mắt cá chân.
  • Suy tim toàn bộ (suy tim sung huyết): máu lưu thông với tốc độ chậm làm thoát dịch ra ngoài mạch máu và ứ lại ở tất cả các cơ quan, gây phù phổi, phù gan, thận.

Theo Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (NYHA):

  • Suy tim cấp độ 1: bệnh nhân không có triệu chứng, hoạt động thể lực vẫn bình thường.
  • Suy tim cấp độ 2: bị hạn chế khi hoạt động thể chất, với các biểu hiện như mệt mỏi, đánh trống ngực, khó thở, hoặc đau thắt ngực khi gắng sức; họ cảm thấy thoải mái khi nghỉ ngơi.
  • Suy tim cấp độ 3: bị hạn chế đáng kể khi hoạt động thể chất, khi hoạt động bình thường hoặc gắng sức nhẹ đã cảm thấy mệt mỏi, đánh trống ngực, khó thở, hoặc đau đau thắt ngực; họ cảm thấy thoải mái khi nghỉ ngơi.
  • Suy tim cấp độ 4 hay suy tim giai đoạn cuối: bệnh nhân không thể thực hiện được các hoạt động thể chất, triệu chứng mệt mỏi, khó thở, đánh trống ngực, đau thắt ngực xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi. Các triệu chứng tăng nặng lên khi hoạt động.

Theo chức năng tim

  • Suy tim tâm thu: Là khi cơ tim yếu đi do bị giãn rộng, không thể bơm máu ra khỏi tim.
  • Suy tim tâm trương: Là khi cơ tim trở nên dày và cứng, khó giãn rộng ở thời điểm máu đổ đầy tim.

Theo diễn biến lâm sàng

  • Suy tim cấp tính: xảy ra sau các bệnh cấp tính như: nhồi máu cơ tim cấp, viêm cơ tim cấp, tràn dịch màng ngoài tim cấp, mất máu do xuất huyết cấp, sốc… Suy tim cấp nhập viện mới khởi phát chiếm 20%, còn lại 80% là suy tim cấp mất bù trên nền suy tim mạn.
  • Suy tim mạn tính: xảy ra sau các bệnh mạn tính ví dụ như: bệnh van 2 lá, bệnh van động mạch chủ, bệnh tim-phổi mạn tính, các bệnh tim bẩm sinh.

Theo cung lượng tim

  • Suy tim tăng cung lượng là suy tim cung lượng cao hơn so với cung lượng tim bình thường.
  • Suy tim giảm cung lượng là suy tim cung lượng thấp hơn so với bình thường.

Chẩn đoán bệnh suy tim

Ngoài những dấu hiệu lâm sàng, sau khi nghe nhịp tim, bác sĩ sẽ chỉ định những xét nghiệm, kiểm tra cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán như:

Siêu âm chẩn đoán mức độ tổn thương tim

Siêu âm chẩn đoán mức độ tổn thương tim

Xét nghiệm máu: Để đánh giá chức năng thận, chức năng tuyến giáp cũng như kiểm tra tình trạng thiếu máu và nồng độ cholesterol.

Xét nghiệm BNP: Nồng độ BNP trong máu tăng khi tình trạng suy tim xấu đi và BNP giảm khi suy tim ổn định. Nồng độ BNP ở những bệnh nhân bị suy tim và cả những bệnh nhân có tình trạng suy tim ổn định thì cao hơn ở người có chức năng tim bình thường.

X quang ngực: nhằm để đánh giá kích thước của tim và giúp đánh giá có tình trạng ứ dịch ở phổi hay không.

Siêu âm tim:Giúp đánh giá các chuyển động của tim

Phân suất tống máu: Là xét nghiệm giúp đánh giá khả năng co bóp của cơ tim với mỗi nhát bóp giúp xác định xem có rối loạn chức năng tâm thu hay suy tim với chức năng tâm thất trái còn được bảo tồn hay không.

Chụp CT chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh suy tim

Chụp CT chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh suy tim

Điện tâm đồ (ECG hay EKG): Còn được gọi là điện tim, là một xét nghiệm cho kết quả là những đường biểu diễn phản ánh hoạt động của các xung điện lan truyền dọc theo tim.

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY TIM

Cách chữa bệnh suy tim tập trung vào hạn chế hoạt động của cơ thể để giảm tiêu thụ Oxy cơ tim, giảm nhu cầu của cơ thể về thể tích nhát bóp, cung lượng tim, chỉ số tim, giảm huyết áp động mạch, tăng lượng nước tiểu.

  • Người bệnh cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý tùy theo mức độ suy tim.
  • Ăn nhẹ mỗi lần ăn một ít, ăn nhiều lần, đặc biệt cần tránh ăn mặn.
  • Giảm cân nếu bệnh nhân đang béo phì
  • Bỏ thuốc lá, bỏ bia rượu.
  • Hạn chế nước
  • Thở Oxy trong trường hợp bị khó thở trầm trọng

Điều trị bằng thuốc gồm các thuốc dãn mạch, kiểm soát ứ muối và nuớc, tăng sức co bóp thất trái. Thuốc dãn mạch là nền tảng điều trị bệnh nhân suy tim.

Thuốc giãn tĩnh mạch là chủ yếu sẽ làm giảm tiền tải, giảm áp lực đổ đầy thất trái và làm giảm sung huyết phổi.

Thuốc giãn động mạch làm giảm hậu tải do giảm sức cản ngoại biên do đó làm tăng lưu lượng tim phút, giảm áp lực đổ đầy thất trái và làm giảm sức căng thành cơ tim. Những bệnh nhân hở van tim, suy tim nặng có tăng sức cản ngoại biên hoặc suy tim kết hợp tăng huyết áp dùng thuốc dãn động mạch làm giảm hậu tải là có lợi nhất.

Ưu điểm khi điều trị suy tim tại bệnh viện Thu Cúc

Khám tim mạch tại bệnh viện Thu Cúc để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn điều trị hiệu quả

Khám tim mạch tại bệnh viện Thu Cúc để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn điều trị hiệu quả

Lựa chọn điều trị suy tim tại bệnh viện Thu Cúc, người bệnh sẽ được:

  • Đội ngũ bác sĩ là những giáo sư chuyên gia tim mạch giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và tư vấn điều trị hiệu quả.
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời hiệu quả bệnh suy tim như hệ thống máy siêu âm tim, máy điện tim, hệ thống máy sinh hóa máu hiện đại, máy MSCT công nghệ cao,…
  • Chi phí hợp lý, có thanh toán bảo hiểm.
  • Hệ thống đặt hẹn nhanh chóng qua tổng đài 1900 55 88 92.

Ý kiến người bệnh

“Tôi bị bệnh tim di truyền cả gia đình, theo dõi điều trị nhiều năm nay theo bác sĩ Quýnh. Từ khi bác sĩ chuyển về bệnh viện Thu Cúc tôi cũng theo bác sĩ tới đây thăm khám. Bệnh viện rất sạch đẹp lại không phải chờ đợi lâu, chi phí khám và điều trị tôi thấy rất hợp lý.” – Cô Thanh Hòa, 58 tuổi, Hà Nội.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital