Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược các chất dịch trong dạ dày tá tràng lên thực quản, thanh quản hoặc phổi. Thông thường, chỗ nối giữa thực quản và dạ dày luôn đóng kín, chỉ mở khi ăn uống theo sự điều hòa tự động của hệ thần kinh thực vật. Nếu chỗ nối không đóng mở nhịp nhàng, dịch vị và các chất trong bao tử (HCl, pepsin, men tụy, muối mật…) sẽ trào lên tấn công thực quản. Bệnh không chỉ xảy ra với người lớn mà còn có thể gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng tương tự. Tuy nhiên độ tuổi của trẻ có liên quan mật thiết tới các triệu chứng gặp phải.
Sau đây là những triệu chứng cảnh báo trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ mà cha mẹ cần lưu ý.

1. Ợ nóng, ợ hơi

Với trẻ nhỏ (từ 3 - 9 tuổi) thì biết triệu chứng phổ biến nhất của trào ngược dạ dày thực quản là đau và khó chịu ở vùng bụng dưới

Với trẻ nhỏ (từ 3 – 9 tuổi) thì biết triệu chứng phổ biến nhất của trào ngược dạ dày thực quản là đau và khó chịu ở vùng bụng trên. 

Người lớn có thể nhanh chóng xác định được cảm giác nóng rát, cồn cào từ vùng bụng trên rốn lan đến giữa ngực và cổ họng là ợ hơi, ợ chua. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ triệu chứng này có thể gây tác động tới hành vi của trẻ hoặc được mô tả theo cách khác. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Pediatrics (02/2000) thì trẻ nhỏ (từ 3 – 9 tuổi) cho biết triệu chứng phổ biến nhất là đau và khó chịu ở vùng bụng trên. Ngược lại, trẻ em từ 10 đến 17 tuổi cho biết có cảm giác chua trong miệng là triệu chứng phổ biến nhất. Các triệu chứng ít phổ biến hơn là nôn mửa thường xuyên, khó tăng cân và khó nuốt.

2. Viêm xoang và viêm thanh quản

Tươn tự như ở người lớn, trẻ cũng có thể bị trào ngược lên các vùng ngoài thực quản ở đầu và cổ. Thanh quản là một phần của cổ họng có chứa dây thanh quản, do đó axit trào ngược có thể gây ra viêm, khàn giọng cũng như ho và đau họng. Viêm xoang có thể gây ra các triệu chứng đau ở vùng mặt, đau đầu và cảm giác nghẹt mũi. Theo một nghiên cứu đăng trên số ra tháng 3 năm 2001 của tạp chí Gastroenterology”, trẻ em bị trào ngược dạ dày thực quản bị viêm khoang xoang và thanh quản nhiều hơn những người bạn khỏe mạnh của chúng.

3. Viêm phổi và hen suyễn

Khi trẻ có các dấu hiệu và triệu chứng nghi ngờ trào ngược dạ dày thực quản, bố mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để được thăm khám và tư vấn điều trị cụ thể.

Khi trẻ có các dấu hiệu và triệu chứng nghi ngờ trào ngược dạ dày thực quản, bố mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để được thăm khám và tư vấn điều trị cụ thể.

Các đợt viêm phổi tái phát cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh trào ngược axit dạ dày ở trẻ em. Axit từ dạ dày trào ngược trở lại thực quản và cổ họng có thể đọng lại ở phổi, gây kích ứng mô và nhiễm trùng. Sự trào ngược acid ảnh hưởng đến đường thở có thể kích thích viêm, dẫn tới hen có thể khó kiểm soát. Nếu trẻ vừa bị suyễn vừa mắc trào ngược dạ dày thực quản, thì các triệu chứng của trào ngược có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt vào ban đêm.

4. Hướng dẫn thêm

Có rất nhiều cách mà bệnh trào ngược axit dạ dày biểu hiện ở trẻ và trẻ em có thể có các triệu chứng khác với người lớn. Nếu con bạn bị ợ nóng hoặc vị chua trong miệng, khó có thể tăng cân, khó kiểm soát hen xuyễn, hoặc nôn mửa, đau cổ họng hoặc viêm phổi, đưa bé đến gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn về sự cần thiết của các xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng và giải thích các phương pháp điều trị tiềm năng để giảm bớt các triệu chứng mà con bạn đang trải qua.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital