Triệu chứng trầm cảm bạn chớ bỏ qua

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Trầm cảm là trạng thái buồn rầu, chán nản, không còn hứng thú gì trong cuộc sống, ngủ không ngon, ăn nhạt miệng,… Bệnh trầm cảm có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nữ nhiều hơn nam gấp 2 lần. Để phòng tránh căn bệnh này, nắm rõ triệu chứng trầm cảm là một trong những cách tốt nhất.
Triệu chứng trầm cảm

Người mắc bệnh trầm cảm thường xuyên có nét mặt trầm buồn, chán nản, luôn cảm thấy mình cô độc, lẻ loi.

– Nét mặt trầm buồn, chán nản, luôn cảm thấy mình cô độc, lẻ loi.
– Mất thích thú trong cuộc sống. Đi đứng chậm, cảm giác nặng nề, mệt mỏi, như không còn sức khỏe để làm việc, không thích gần vợ gần chồng và người thân.
– Ăn ít, không ngon, nhạt miệng.
– Trằn trọc khó ngủ, thường xuyên thức dậy sớm, muốn ngủ nhưng không ngủ được, đôi khi ngủ được mà thức dậy không khỏe.
– Khó tập trung, do dự, khó đưa ra quyết định.
– Hay than nhức đầu, mỏi cổ, mỏi gáy, thường xuyên xoa bóp tay chân vì nhức mỏi.
– Có cảm giác lo lắng vô cớ, ám ảnh bệnh tật vô lý, có từng cơn sợ sệt nhưng lại rất dễ giận.

Công việc căng thẳng, sang chấn tinh thần,… là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm

– Người còn đi làm thì giao tiếp miễn cưỡng, né tránh lời thăm hỏi, gắng làm hết việc, đãng trí, cảm thấy bế tắc.
– Cảm thấy có lỗi với người thân với gia đình, thua kém người khác, đôi khi cảm thấy mình vô dụng.
Một số hoàn cảnh dễ dẫn tới trầm cảm
– “Sang chấn tinh thần”, những cú “sốc” như mất người thân, áp lực trong công việc, gặp khó khăn quá lớn, đổ vỡ sự nghiệp, bất hòa kéo dài.
– Học sinh, sinh viên quá nhiều bài vở, hẫng hụt, xuống sức học sau đó đuối dần.
– Người đã qua một thời gian hưng cảm: quá tự tin, không cần ngủ, nói nhanh, bốc đồng,… Người bệnh tâm thần phân liệt cũng có thời gian bị trầm cảm.
– Ngay sau sinh con, tỷ lệ người mắc không quá nhiều nhưng khá trầm trọng, phải phát hiện sớm.
Điều cần làm khi thấy triệu chứng trầm cảm

Khi có dấu hiệu nghi ngờ trầm cảm bạn cần đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám

– Không nên coi nhẹ triệu chứng trầm cảm, hãy kể tình trạng của mình cho bạn bè, cho người thân.
– Khi phát hiện người bị trầm cảm phải trấn an, tìm hiểu, tìm cách quan tâm, đưa người bệnh đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm sẽ tránh được cơn trầm uất, thất thần quẫn trí.
– Sau khi đi khám bác sĩ chuyên khoa và được điều trị người bệnh cũng phải theo dõi đề phòng triệu chứng nặng thêm.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp chẩn đoán và điều trị trầm cảm hiệu quả.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn thăm khám – tư vấn điều trị nhiệt tình, giúp bạn san sẻ nỗi lo về sức khỏe. Xem thêm thông tin chi tiết về đội ngũ bác sĩ quốc tế tại đây. 
Nếu cần tư vấn về triệu chứng trầm cảm bạn có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc hoặc liên hệ  theo số 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được tư vấn cụ thể

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital