Triệu chứng bệnh loãng xương có xu hướng tăng nhanh

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Bệnh loãng xương thường kéo dài một cách âm thầm. Phần lớn bệnh loãng xương trong các giai đoạn đầu không có triệu chứng đặc biệt và chỉ xuất hiện khi bệnh đã diễn tiến nặng hơn.

1. Tổng quan về loãng xương

Bệnh loãng xương hay còn gọi là bệnh gãy xương hoặc xốp xương. Đây là tình trạng xương ngày càng yếu đi và mật độ chất trong xương ngày càng giảm. Lâu dần sẽ làm xương yếu đi, trở nên giòn và dễ dàng bị gãy mặc dù chỉ bị chấn thương nhẹ.

Loãng xương là nguyên nhân chủ yếu gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già. Gãy xương do loãng xương xảy ra phổ biến nhất ở xương hông, cột sống và thắt lưng hoặc bất kỳ xương nào cũng đều bị ảnh hưởng. Một số trường hợp bị gãy xương không lành lại được, đặc biệt là xương hông.

triệu chứng bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương là tình trạng xương ngày càng yếu đi và mật độ chất trong xương ngày càng giảm đi.

Đây là một căn bệnh phát triển âm thầm và thường chỉ được chẩn đoán khi xương bị gãy. Nhiều người lầm tưởng nguyên nhân bệnh loãng xương là do tuổi già. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế cho rằng loãng xương không ngăn ngừa được. Hơn nữa, những người đã bị loãng xương hoàn toàn có thể thực hiện những biện pháp nhằm ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình phát triển của bệnh và giảm thiểu tỷ lệ gãy xương trong tương lai.

2. Nhận biết dấu hiệu khi bị loãng xương

Bệnh loãng xương thường tiến triển âm thầm. Người bệnh không có triệu chứng đau nên hay chủ quan và bỏ qua. Nhưng càng về sau này sự thiếu hụt chất canxi càng gia tăng dẫn tới xương suy giảm trầm trọng làm giòn và xốp xương…

Lúc bấy giờ các triệu chứng đau nhức xương sẽ rõ ràng hơn bao giờ hết. Người bệnh có cảm giác đau lưng và đau các khớp chân, cánh tay và đau vùng hông. Đau nhất ở những khớp xương chịu lực lớn như xương sống, khớp háng, khớp gối và cẳng tay.

Đối với những xương nhỏ như xương đùi, xương chày, xương cánh tay và bả vai thì cột sống lưng có thể dễ bị gãy khi gặp chấn thương hoặc tai nạn. Cảm giác đau nhức xương khớp nặng hơn rõ rệt vào ban đêm. Ngoài đau nhức xương và mệt mỏi, người bệnh cũng có một số triệu chứng khác thường đi kèm như chuột rút.

3. Nguy hiểm từ bệnh loãng xương

Không nhận biết và điều trị kịp thời các triệu chứng bệnh loãng xương sẽ dẫn tới hậu quả xấu là gãy xương, nứt vỡ hoặc gãy xương. Xương cột sống, xương đùi, xương bả vai, cánh tay và bàn chân là các xương chịu lực và chịu trọng lượng lớn nhất cơ thể. Khi bị loãng xương, đây là những vùng dễ bị ảnh hưởng nhất.

Gãy cổ xương đùi, gãy cổ tay và gãy xương hông là các biến chứng hay gặp nhất ở bệnh nhân loãng xương. 75% trường hợp gãy cổ xương đùi ở phụ nữ và 25% gãy cổ xương đùi ở nam giới trên 50 tuổi có nguyên nhân từ loãng xương. Gãy xương làm biến dạng cơ thể, tàn phế và mất khả năng vận động làm giảm tuổi thọ và tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội.

Gãy xương làm biến dạng cơ thể, tàn phế

Gãy xương làm biến dạng cơ thể, tàn phế và mất khả năng vận động làm giảm tuổi thọ.

Theo thống kê, khi bị gãy xương đùi thì nguy cơ gãy xương tiếp theo sẽ tăng 2.5 lần. Khoảng 25% bệnh nhân gãy cổ xương đùi sẽ chết sau một năm. Khoảng 60% bệnh nhân bị gãy xương bị suy giảm vận động. Khoảng 40% bệnh nhân không thể di chuyển và phải sống phụ thuộc người khác.

Bệnh nhân loãng xương cũng tăng khả năng bị các bệnh tim mạch, suy hô hấp và viêm phổi… Do phải thường xuyên nhập viện điều trị giòn xương và gãy xương. Một số biến chứng nghiêm trọng khác của loãng xương là nứt lún cột sống, giòn xương gây cong lưng, gù vẹo cột sống và suy giảm chiều cao.

4. Cách điều trị loãng xương

4.1. Trị bệnh loãng xương không dùng thuốc

Người bệnh nên sử dụng những nguồn thức ăn chứa canxi theo nhu cầu của cơ thể và hạn chế sử dụng rượu hoặc khói thuốc lá. Bên cạnh đó, bạn nên kiểm soát tốt cân nặng để không bị tăng cân hoặc giảm cân. Người bệnh nên vận động cơ thể đều đặn nhằm tăng cường độ dẻo dai cho cơ bắp. Ngoài ra, cần cẩn thận trong đi đứng nhằm tránh té ngã. Có thể sử dụng những dụng cụ, nẹp để hạn chế việc tì đè lên cột sống, đầu xương và xương vùng hông.

4.2. Trị bệnh loãng xương bằng thuốc

Khi bị loãng xương, người bệnh cần nạp đủ lượng canxi khoảng 1.000 – 1.200 mg/ngày. Đồng thời nạp lượng vitamin D cần thiết khoảng 800 – 1000 IU/ngày vào cơ thể. Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thêm những loại thuốc chống hủy xương sau:

– Alendronate: Fosamax 5600 hoặc Fosamax plus (1 viên/tuần).

– Zoledronic acid được tiêm tĩnh mạch với liều lượng 5 mg/100 ml mỗi năm. Thuốc chống chỉ định với người bệnh suy thận cấp và loạn nhịp tim.

– Calcitonin thường được chỉ định đối với người bệnh gãy xương hay cơn đau nhức do loãng xương. Liều lượng 50 – 100 IU/ngày và có thể sử dụng phối hợp với bisphosphonate.

– Chất điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen (SERM) và Raloxifene (Evista) cũng được chỉ định ở phụ nữ mắc loãng xương sau mãn kinh, liều lượng 60 mg/ngày.

– Strontium ranelate (Protelos) là thuốc kích thích tái tạo xương và chống mất xương. Deca-Durabolin, Durabolin là thuốc giúp tăng cường khả năng đồng hoá.

Lưu ý, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ điều trị.

Điều trị loãng xương cùng bác sĩ chuyên khoa

Điều trị loãng xương cùng bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả tốt nhất.

5. Phòng ngừa bệnh loãng xương

Theo các chuyên gia sức khỏe, muốn phòng bệnh loãng xương tốt nhất cần ăn uống đủ chất. Đặc biệt, các loại thức ăn giàu canxi, protein, vitamin D như tôm, cua, ốc… Ngoài ra, bổ sung thêm sữa và các chế phẩm của sữa để tăng thành phần canxi, sinh tố D.

Ngoài ra, ăn thêm trái cây, rau, giá đỗ (chứa nhiều estrogen) sẽ có khả năng làm thay đổi sự chuyển hoá của xương, giảm tốc độ mất xương và làm tăng khoáng chất cho xương.
Bên cạnh chế độ ăn uống, cần tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn như đi bộ, tập hít thở, tập vận động các khớp xương.

Người bệnh nếu phát hiện các triệu chứng loãng xương được nêu trên cần chủ động thăm khám khoa Cơ xương khớp và đo mật độ xương ngay. Bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp về, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital