Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn những gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Trẻ sơ sinh bị vàng da có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc nguyên nhân bệnh lý. Dinh dưỡng của trẻ sơ sinh chủ yếu được cung cấp qua sữa mẹ. Bởi thế, để đẩy lùi nhanh chóng tình trạng vàng da ở trẻ, chế độ dinh dưỡng của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng. Vậy, khi trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn những gì?

1. Tổng quan về tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh

1.1. Khái niệm

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có tới 60% trẻ sơ sinh đủ tháng và 80% trẻ sơ sinh thiếu tháng (sinh trước 37 tuần tuổi) bị vàng da. Vậy, vàng da là gì? Hiểu đơn giản, vàng da là tình trạng các vùng da mắt, mặt, ngực, bụng, tay, chân,…của trẻ bị vàng. Tình trạng này thường xuất hiện sau 2 – 3 ngày sau sinh và có thể nhận biết bằng mắt thường.

1.2. Nguyên nhân và phân loại

Có 2 loại vàng da, là: Vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Trong đó:

– Vàng da sinh lý: Xảy ra do chức năng gan của trẻ chưa hoàn thiện. Được biết, vàng da là biểu hiện của sự tích tụ Billirubin trong máu. Bullirubin có màu vàng, là sắc tố mật chính, hình thành từ sự thoái giáng heme trong tế bào hồng cầu. Thông thường, bằng cách di chuyển Bullirubin trong máu vào ruột, gan loại bỏ Bullirunbin khỏi cơ thể. Chính vì vậy, không có gì là khó hiểu khi trẻ chưa hoàn thiện chức năng gan, dễ bị vàng da.

Vàng da sinh lý xảy ra do chức năng gan của trẻ chưa hoàn thiện

Khi chức năng gan của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ có thể sẽ bị vàng da sinh lý

– Vàng da bệnh lý: Khởi phát do một số bệnh lý khác trẻ đang mắc phải, như: Nhiễm trùng máu, các bệnh lý hồng cầu, các bệnh lý gan, thiếu men G6PD, xuất huyết bất thường, không tương thích nhóm máu với mẹ (như bất đồng nhóm máu ABO, Rh,…)

1.3. Biến chứng

Với vàng da sinh lý, Billirubin ứ đọng trong máu ở mức độ thấp nên sức khỏe trẻ không bị ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, với vàng da bệnh lý, Billirubin ứ đọng trong máu vượt ngưỡng an toàn, gan không kịp đào thải, có nguy cơ thấm vào não, làm não tổn thương không phục hồi.

1.4. Điều trị

Trẻ vàng da sinh lý không cần điều trị nhưng trẻ vàng da bệnh lý thì nhất định phải điều trị với chuyên gia trong vòng 7 ngày sau sinh, để hạn chế tối đa nguy cơ vàng da bệnh lý diễn biến đến biến chứng não. Vậy, làm thế nào để phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý và xử trí kịp thời? Theo chuyên gia, vàng da bệnh lý thường đi kèm với một số triệu chứng bất thường như: Sốt cao, nôn trớ, phân bạc màu, bỏ bú, quấy khóc,… còn vàng da sinh lý thì không.

Về phương pháp điều trị vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh, chúng ta có: Chiếu đèn, truyền máu, tiêm tĩnh mạch Globulin. Phương pháp nào được áp dụng, chuyên gia sẽ chỉ định tùy thuộc tình trạng vàng da bệnh lý ở mỗi trẻ. Cụ thể, chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da bệnh lý được chỉ định rộng rãi nhất, hiệu quả nhất và an toàn nhất hiện nay. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp với trẻ vàng da bệnh lý nhẹ. Vàng da bệnh lý nghiêm trọng, khi chỉ số Billirubin máu cao trên 20%, tình trạng vàng da lan tỏa đến lòng bàn tay, lòng bàn chân, trẻ có biểu hiện tổn thương hệ thần kinh (trẻ ngủ li bì hoặc tỉnh nhưng lơ mơ, nhận thức không rõ ràng), trẻ sẽ được truyền máu. Còn tiêm tĩnh mạch Globutin, chỉ những trẻ vàng da bệnh lý do bất đồng nhóm máu với mẹ mới nên được điều trị bằng phương pháp này.

Trường hợp trẻ vàng da có biểu hiện li bì, lơ mơ sẽ được truyền máu

Truyền máu được chỉ định cho các trẻ vàng da có biểu hiện li bì, lơ mơ

Dinh dưỡng của trẻ sơ sinh chủ yếu được cung cấp qua sửa mẹ. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng góp phần rất quan trọng trong hỗ trợ điều trị vàng da, không chỉ bệnh lý mà cả sinh lý. Sau sinh, mẹ không nên quá kiêng cữ mà nên bổ sung đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng, bao gồm: Tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong đó, mẹ đặc biệt nên ăn:

– Hoa quả có tác dụng thải độc: Sau mỗi bữa ăn chính, sản phụ nên bổ sung hoa quả tươi có ích theo mùa để tăng cường khả năng kích thích men gan, lọc thận, giải độc cơ thể. Các loại quả này bao gồm: Dưa hấu, bưởi, chanh, bơ, dứa, táo, dưa leo,… Ngoài ra, những hoa quả này còn giúp cân bằng độ pH trong cơ thể mẹ, từ đó hỗ trợ hữu hiệu cho quá trình tiết sữa nuôi con. Sữa tốt giúp con khỏe và đẩy lùi bệnh vàng da.

– Loại rau có lá xanh đậm: Khi trẻ sơ sinh vàng da, mẹ cần ưu tiên ăn nhiều rau xanh trong thực đơn mỗi ngày. Rau xanh rất giàu vitamin, khoáng chất sẽ giúp mẹ tăng cường sức đề kháng. Từ đó, trẻ sơ sinh cũng được củng cố thể trạng, cải thiện tình trạng vàng da. Có thể kể một số loại rau xanh thông dụng như cải xoăn, bắp cải, măng tây, cải xoong, bông cải xanh… Ngoài ra, ăn nhiều sả, rong biển cũng giúp nguồn sữa mẹ chất lượng hơn, đẩy lui tình trạng vàng da ở trẻ.

Giải đáp thắc mắc: Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn những gì?

Mẹ nên ăn nhiều rau xanh khi trẻ sơ sinh bị vàng da

Bên cạnh dinh dưỡng, mẹ cũng nên uống từ 2 – 2,5l nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, giải độc gan, giúp sữa tiết ra không nhiễm các chất độc hại. Khi sữa tốt, trẻ vàng da cần tăng cường bú mẹ để cơ thể nhanh phát triển, phân giải được hết lượng Bilirubin sản sinh ra trong quá trình thay mới hồng cầu.

Phía trên là thông tin những thực phẩm mẹ nên ăn khi trẻ bị vàng da. Liên hệ Thu Cúc TCI ngay, nếu bố mẹ còn băn khoăn cần giải đáp chi tiết một cách nhanh chóng, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital