Trẻ sơ sinh bị trớ phải làm sao?chăm sóc con đúng cách.

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Trẻ sơ sinh bị trớ phải làm sao là vấn đề nhiều bà mẹ băn khoăn và cảm thấy lo lắng khi bé cứ ăn vào là bị trớ. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử trí qua bài viết dưới đây để có những thông tin cần thiết chăm sóc con đúng cách.

1.Tại sao trẻ sơ sinh dễ bị trớ?

 

Trẻ sơ sinh bị trớ do sinh lý:

Cơ chế hấp thụ sữa có trẻ là sữa vào miệng, tới thực quản, qua tâm vị, tiến tới dạ dày, sau khi được hấp thụ một phần, sữa sẽ tiếp tục được chuyển xuống ruột thông qua môn vị.

Trẻ bị trớ có thể do nhiều nguyên nhân gây nên

Trẻ bị trớ có thể do nhiều nguyên nhân gây nên

Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, do đó, cơ chế hoạt động trên có thể sẽ gặp một vài vấn đề “trục trặc”.

Bên cạnh đó, tư thế cho bé bú không chính xác và tình trạng có hơi trong dạ dày khiến tâm vị lỏng lẻo, trong khi môn vị lại đóng quá chặt, khiến sữa bị đẩy ngược lên và kết quả tất yếu là trào ra ngoài.

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ do bệnh lý:

– Đường tiêu hóa bị dị tật như hẹp tá tràng, hẹp thực quản, trẻ sẽ có biểu hiện nôn trớ liên tục, kể cả khi không bú sữa.

– Mắc các bệnh về đường tiêu hóa như lồng ruột, tắc ruột: Trẻ có biểu hiện khóc thét, ưỡn bụng, bụng nổi phồng, nôn thốc nôn tháo khi đang bú. Đây là bệnh nguy hiểm nên cha mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức khi phát hiện dấu hiệu.

– Mắc các bệnh về đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan, viêm mũi, viêm VA: Trẻ quấy khóc liên tục, nghẹt mũi, thở khò khè, chảy nhiều đờm, nhớt, nước bọt…

– Nhiễm trùng do thực phẩm: Trẻ sơ sinh bị trớ nhiều kèm theo hiện tượng tiêu chảy, phần có chất nhầy dính máu hoặc lợn cợn. Hiện tượng này xuất hiện do thực phẩm ăn dặm của trẻ không đảm bảo vệ sinh.

 

2.Trẻ sơ sinh bị trớ phải làm sao?.

 

Cho trẻ ăn đúng cách tránh hiện tượng nôn trớ ở trẻ

Cho trẻ ăn đúng cách tránh hiện tượng nôn trớ ở trẻ

Nôn trớ đơn thuần thường liên quan đến ăn uống. Hay gặp ở trẻ nhỏ do ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, nằm liền sau khi bú, hoặc không dung nạp thức ăn hoặc bắt đầu ăn bổ sung với thức ăn mới lạ, hoặc ăn nhiều quá 1 loại thức ăn nào đó. Nôn thường xuất hiện sớm, số lượng chất nôn ít, chủ yếu là thức ăn. Trẻ vẫn chơi bình thường, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể. Do vậy, chỉ cần điều chỉnh cách cho ăn:

  • Không ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ ngại khi nhìn thấy thức ăn.
  • Khi cho 1 loại thức ăn mới nên cho từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày Ở những trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm.
  • Khi cho trẻ bú bình lưu ý sao cho sữa ngập núm vú bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày.
  • Ngoài ra có thể sử dụng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu trẻ sơ sinh trớ kèm theo những triệu chứng khác cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám

Nếu trẻ sơ sinh trớ kèm theo những triệu chứng khác cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám

Thông thường, hiện tượng trớ sữa do sinh lý chỉ tồn tại ở trẻ trong vòng 7 – 8 tháng đầu. Nếu trẻ tiếp tục nôn trớ và có những dấu hiệu bất thường cảnh báo dấu hiệu trẻ bị trớ do bệnh lý, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ nhi khoa thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital