Trẻ bị sổ mũi kéo dài phải làm sao? Mách mẹ cách xử trí

Tham vấn bác sĩ

Chào bác sĩ! Con gái em 1 tuổi bị sổ mũi kéo dài gần 1 tháng nay. Nước mũi lúc xanh, lúc vàng. Thỉnh thoảng cháu co ho. Cháu không sốt. Em đã cho cháu đi khám nhiều nơi, dùng nhiều loại thuốc khác nhau (kháng sinh, tiêu viêm) nhưng không đỡ. Em đang rất lo lắng! Xin hỏi bác sĩ, trẻ bị sổ mũi kéo dài phải làm sao? Có cách nào phòng ngừa sổ mũi cho trẻ không ạ? Cảm ơn bác sĩ! (Thanh Hồng – Hà Nội)
Trả lời:
Chào bạn Thanh Hồng! Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyên mục Tư vấn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc! Chúng tôi xin được trả lời câu hỏi của bạn như sau:

1. Trẻ bị sổ mũi kéo dài phải làm sao?

Bạn Thanh Hồng thân mến! Sổ mũi, nghẹt mũi là bệnh lý đường hô hấp trên thường gặp ở trẻ nhỏ. Sổ mũi, nghẹt mũi dễ khiến trẻ khó thở, khò khè, bú khó, quấy khóc… Sổ mũi do nhiều nguyên nhân, có thể kể đến các nguyên nhân như viêm họng, viêm mũi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, nặng hơn nữa là viêm phổi… Để chữa trị dứt điểm sổ mũi ở trẻ cần tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh.

1.1 Vệ sinh mũi đúng cách

Khi trẻ bị viêm mũi, việc vệ sinh mũi đúng cách cho trẻ là điều quan trọng nhất. Nếu vệ sinh mũi không đúng cách sẽ khiến thuốc khó ngấm vào, hiệu quả điều trị giảm thậm chí còn làm bệnh tái đi tái lại, kéo dài rất khó điều trị.

Trẻ bị sổ mũi kéo dài

Sổ mũi, nghẹt mũi là bệnh lý đường hô hấp trên thường gặp ở trẻ nhỏ.

1.2 Thăm khám chuyên khoa

Trẻ bị sổ mũi kéo dài, nhất là khi có tình trạng “thò lò mũi xanh” có thể là dấu hiệu của viêm xoang, niêm mạc quanh xoang mũi bị viêm nhiễm. Đây là bệnh nguy hiểm với trẻ và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như áp xe mắt, viêm não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa… Do đó, khi thấy trẻ sổ mũi trên 3 ngày không khỏi hoặc nước mũi đổi màu, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để có thăm khám thích hợp. Không nên tự ý dùng kháng sinh cho con.

1.3 Tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Bạn cần tăng cường sức đề kháng cho con bằng cách vệ sinh môi trường xung quanh bé để tạo không gian thoáng, ấm, ít bụi bặm, không khói thuốc, khói bếp… Áp dụng chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất (rau, củ, quả), dễ tiêu (nấu nhừ, thay thịt bằng cá, tôm…) và chia làm nhiều lần.

1.4 Vệ sinh mũi

Bạn nên rửa mũi cho con thường xuyên bằng nước muối sinh lý. Bạn đặt con nằm nghiêng, bơm xilanh nước muối vào lỗ mũi trên để cho nước muối chảy ra ở lỗ mũi dưới, rồi làm tiếp bên kia tương tự, bơm nhẹ tay và đều nếu trẻ còn nhỏ và sử dụng các loại thuốc chống tắc mũi vào ban đêm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu bé ho, sốt, sổ mũi mà vẫn ăn, chơi bình thường thì không cần phải quá lo lắng, chỉ cần áp dụng các biện pháp kể trên trong thời gian nhát định. Còn nếu thấy các triệu chứng tăng nặng thì cần phải đưa trẻ đi khám ngay và tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong dùng kháng sinh để phòng các biến chứng sưng phổi, viêm đường hô hấp cấp…

Trẻ bị sổ mũi kéo dài

Nếu bé ho, sốt, sổ mũi mà vẫn ăn, chơi bình thường thì không cần phải quá lo lắng

2. Cách phòng ngừa sổ mũi cho trẻ

Để phòng ngừa sổ mũi cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:
2.1 Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi cũng là nguyên nhân dẫn tới viêm mũi. Do đó, để phòng tránh sổ mũi cho con, cha mẹ hãy chú ý tới việc vệ sinh nhà cửa. Để đảm bảo môi trường sống luôn sạch đẹp, không bụi bẩn, ta hãy lưu ý một số điều sau:

– Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh.

– Thường xuyên thay ga giường, chăn gối.

– Không để quần áo bẩn chất đống trong nhà.

– Vệ sinh các vật dụng ăn uống.

Ngoài việc chủ động vệ sinh nhà cửa, cha mẹ có thể nhờ tới sự hỗ trợ của máy móc. Ví dụ như máy điều hòa, máy lọc không khí, … Nhờ đó, không gian sống của cả nhà sẽ trong lành hơn rất nhiều. Việc này không chỉ giúp ngăn ngừa sổ mũi ở trẻ mà còn cả các bệnh về hô hấp nói chung.

2.2 Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp

Sổ mũi không chỉ xuất hiện khi thay đổi thời tiết mà còn dựa trên sự thay đổi nhiệt độ trong chính căn phòng hàng ngày. Khi tiết trời có nhiệt độ quá khắc nghiệt, con người thường nhờ tới sự trợ giúp của máy điều hòa không khí. Đôi khi điều đó lại khiến nhiệt độ phòng và ngoài trời chênh lệch quá nhiều. Ở trong tình trạng ấy, niêm mạc mũi sẽ bị kích thích do thay đổi nhiệt độ đột ngột. Từ đó, tình trạng viêm nhiễm sẽ xảy đến. Vậy nên, cha mẹ hãy lưu ý hơn khi sử dụng máy điều hòa nhé.

2.3 Không tự ý sử dụng kháng sinh

Để tránh trường hợp bị viêm mũi, cha mẹ cũng cần lưu ý không tự ý cho trẻ sử dụng kháng sinh. Nếu triệu chứng sổ mũi của bé kéo dài không khỏi, hãy cho con tới kiểm tra tại các cơ sở y tế. Các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân chính xác và có phương pháp chữa trị phù hợp.

Nếu trẻ bị sổ mũi kèm sốt cao, cha mẹ nên sử dụng khăn bông thấm nước ấm lau người cho trẻ. Phương pháp này sẽ giúp cơ thể hạ nhiệt rất tốt. Lưu ý, cha mẹ không nên lạm dụng thuốc hạ sốt cho trẻ. Thuốc hạ sốt chỉ dùng trong trường hợp cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.

2.4 Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Một lời khuyên tới từ nhiều bác sĩ là hãy vệ sinh mũi cho trẻ hàng ngày. Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước ấm sẽ giúp làm sạch chất nhầy. Khi ấy, mũi trẻ sẽ được koo thoáng, ngăn ngừa các bệnh lý. Ví dụ như viêm mũi, nghẹt mũi, viêm xoang, hắt xì.

Khi trẻ đang mắc các bệnh lý, việc rửa mũi cũng có tác dụng rất tốt. Hành động này giúp loại bỏ bụi bẩn và giảm thiểu các triệu chứng.

Trẻ bị sổ mũi kéo dài

Luôn giữ ấm cho bé để phòng ngừa các bệnh tai mũi họng.

Hi vọng với những tư vấn trên đây, bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc và phòng ngừa sổ mũi cho bé. Chúc bé yêu của bạn luôn khỏe mạnh nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital