Giải đáp: Trẻ bị kiết lỵ, nên và không nên ăn gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Kiết lỵ là một bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiêu hóa có nhiều biểu hiện khó chịu. Đối với trẻ bị kiết lỵ, dinh dưỡng là vấn đề vô cùng quan trọng, quyết định tương đối lớn đến thời gian hồi phục trong và sau bệnh. Vậy, trẻ bị kiết lỵ nên và không nên ăn gì, đọc bài viết sau của Thu Cúc TCI ngay, bố mẹ nhé!

1. Khái niệm

Như đã chia sẻ phía trên, kiết lỵ là bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, được biểu hiện bởi tình trạng trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân trẻ đi có dịch nhầy hoặc máu hoặc cả dịch nhầy cả máu.

2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

2.1. Nguyên nhân trẻ bị kiết lỵ

Được biết, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh lý đường tiêu hóa, như kiết lỵ là một ví dụ điển hình, bởi hệ miễn dịch và lợi khuẩn đường ruột của trẻ chưa hoạt động hiệu quả. Riêng kiết lỵ có thể phát sinh do 2 nhóm nguyên nhân chính là:

– Khuẩn Amip:

– Trực khuẩn ngắn, bất động: Chủ yếu là trực khuẩn thuộc nhóm Shigella như: Shigella Amigua, Paradystenteria,…

Trực khuẩn Shigella Amigua làm trẻ bị kiết lỵ

Kiết lỵ có thể phát sinh do trực khuẩn Shigella Amigua

2.2. Yếu tố nguy cơ trẻ bị kiết lỵ

Trẻ 2 – 4 tuổi, sống trong cụm gia đình hoặc sống/đi du lịch tới những khu vực thiếu vệ sinh hoặc thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể, dễ bị kiết lỵ hơn những trẻ còn lại. Như vậy có thể kết luận, tuổi tác, điều kiện và thói quen sinh hoạt là yếu tố nguy cơ bệnh lý kiết lỵ.

3. Dấu hiệu nhận biết

Kiết lỵ do các nguyên nhân khác nhau gây ra, sẽ có dấu hiệu nhận biết khác nhau. Theo đó:

– Kiết lỵ Amip: Khi bị kiết lỵ do khuẩn Amip, trẻ sốt nhẹ, ớn lạnh, đau quặn bụng từng cơn, đi ngoài nhiều lần một ngày, phân trẻ đi có dịch nhầy như đờm và máu.

– Kiết lỵ trực khuẩn: Khi bị kiết lỵ do trực khuẩn, trẻ sốt cao liên tục, đau bụng, đi ngoài nhiều lần một ngày, cảm giác muốn đi ngoài không lúc nào dừng, phân trẻ đi lỏng và hậu môn trẻ đau rát.

4. Biến chứng

Không có bệnh lý nào ở trẻ mà không nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Kiết lỵ cũng vậy. Không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, kiết lỵ có thể khiến trẻ: Xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm ruột thừa, thủng ruột,…

Kiết lỵ có thể khiến trẻ bị lồng ruột

Kiết lỵ không điều trị kịp thời có thể biến chứng đến lồng ruột

5. Chẩn đoán và điều trị

Cho trẻ thăm khám với chuyên gia ngay khi trẻ có dấu hiệu kiết lỵ là vô cùng cần thiết để hạn chế tối đa nguy cơ kiết lỵ biến chứng

5.1. Chẩn đoán

Để chẩn đoán kiết lỵ, đầu tiên, chuyên gia sẽ tiến hành khai thác dấu hiệu bệnh lý và các thông tin về điều kiện, thói quen sinh hoạt của trẻ. Sau đó, trẻ cần xét nghiệm máu, xét nghiệm phân và thực hiện một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh khác theo yêu cầu của chuyên gia.

5.2. Điều trị

Sau chẩn đoán, chuyên gia sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng kiết lỵ ở trẻ. Kiết lỵ ở trẻ có thể khởi phát do Amip hoặc trực khuẩn, nhưng dù khởi phát do nguyên nhân nào, điều trị kiết lỵ cũng chủ yếu là sử dụng kháng sinh và bổ sung nước – các chất điện giải trẻ đã mất do đi ngoài phân lỏng nhiều lần một ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng kiết lỵ ở trẻ là nhẹ, trẻ được dùng kháng sinh và bổ sung nước – các chất điện giải đường uống tại nhà. Còn nếu tình trạng kiết lỵ ở trẻ là nặng, trẻ phải dùng kháng sinh và bổ sung nước – các chất điện giải đường truyền tĩnh mạch tại bệnh viện.

6. Trẻ bị kiết ly nên và không nên ăn gì?

6.1. Trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì?

– Đối với trẻ còn bú mẹ: Tiếp tục cho trẻ bú và bú nhiều hơn, lâu hơn.

– Đối với trẻ đã ăn bổ sung: Bố mẹ nên cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ thay vì ít bữa lớn. Thực phẩm trẻ ăn nên được chế biến theo nguyên tắc 3 chữ L – lỏng, lạt, lạnh. Cụ thể, một số thực phẩm tốt cho trẻ kiết lỵ là gạo tẻ, gạo nếp, lúa mì, đại mạch, tỏi, ngó sen,… và rau củ quả. Riêng với rau củ quả, bố mẹ có thể không làm chín và ép lấy nước cho trẻ uống tươi. Ngoài những thực phẩm đó, bố mẹ có thể chế biến một số món ăn mà theo dân gian, có tác dụng hỗ trợ điều trị kiết lỵ như: Cháo rau dền, mơ lông trứng gà, canh rau sam,…

Trẻ kiết lỵ nên ăn đồ lỏng, lạt, lạnh

Trẻ kiết lỵ nên ăn thực phẩm được chế biến theo nguyên tắc 3 chữ L

6.2. Trẻ bị kiết lỵ không nên ăn gì?

Trẻ kiết lỵ không nên ăn – uống những thức sau: Sữa và các chế phẩm từ sữa; các loại trái cây nhiều chất xơ như bưởi, cam, quýt,… (trái cây nhiều chất xơ đòi hỏi hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn mức hệ tiêu hóa của trẻ đang kiết lỵ có thể hoạt động); thực phẩm gây chướng bụng, đầy hơi như ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, hành tây, đậu bắp, đậu hà lan, bông cải xanh, súp lơ; đồ ăn cay – nóng; đồ uống có gas;…

Kiết lỵ là bệnh thường xuất hiện vào tầm tháng 6 – 7 hàng năm, bệnh nếu không được điều trị sớm và tích cực sẽ khiến trẻ bị mất sức rất nhanh. Do vậy, nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, bố mẹ nên cho trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị hiệu quả. Nếu còn băn khoăn cần giải đáp chi tiết một cách nhanh chóng, liên hệ Thu Cúc TCI ngay, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital