Trẻ bị khàn tiếng phải làm sao?

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Khàn tiếng ở trẻ là tình trạng tổn thương dây thanh, khiến giọng nói của bé trở nên rè, khó có thể nói được âm độ cao… Đây là tình trạng khá thường gặp ở trẻ, ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và sức khỏe của bé. Vậy trẻ bị khàn tiếng phải làm sao? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của TCI để tìm hiểu các nguyên nhân, và biện pháp khắc phục cho bé.

1. Lý giải về hiện tượng khàn tiếng ở trẻ

Trước khi tìm ra lời giải cho câu hỏi trẻ bị khàn tiếng phải làm sao, chúng ta cùng tìm hiểu về cấu trúc của thanh quản. Đây là một cơ quan có cấu trúc khá phức tạp, và có vai trò quan trọng đối với cơ thể chúng ta, đó là: bảo vệ, hô hấp, giúp nuốt thức ăn, phát âm…

Giọng nói của chúng ta được tạo ra nhờ các thành phần của dây thanh, và khi giọng nói bị thay đổi, điều đó nghĩa là dây thanh của trẻ đang bị tổn thương do một nguyên nhân nào đó. Khàng tiếng ở trẻ được hiểu là giọng nói của bé có sự thay đổi về âm vực, âm sắc, dễ phát hiện khi trẻ cần phát âm ở âm độ cao, nhưng lúc này do dây thanh bị tổn thương nên giọng nói trở nên rè, khó lên cao.

Trẻ bị khàn tiếng phải làm sao

Khàn tiếng là bệnh thường gặp ở trẻ em

2. Những lý do khiến bé bị khàn tiếng.

2.1 Nguyên nhân phổ biến

– Thói quen nói quá dài, quá to khiến trẻ tốn quá nhiều sức mà không có thời gian hồi phục và nghỉ ngơi.
– Bùng phát và kéo dài cảm xúc như: cười, khóc, tức giận.
– Hay hắng giọng, làm hiệu ứng khi chơi.
– Khô miệng, ít uống nước.
– Dùng nhiều các viên ngậm ho, uống cà phê,…

2.2 Nguyên nhân ít gặp hơn

– Di truyền, giọng bẩm sinh.
– Trẻ mắc hen suyễn mạn tính.
– Dị ứng.
– Nhiễm trùng đường hô hấp như viêm amidan, viêm xoang, đau vòm họng và cổ họng, viêm tiểu phế quản, phao câu gà, papilloma,… tuy nhiên bệnh thường xảy ra nhất là khi trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm.

Khàn tiếng có nhiều nguyên nhân gây ra

Khàn tiếng có nhiều nguyên nhân gây ra

– Phù mạch.
– Đặt ống thở.
– Stress.
– Nôn trớ, trào ngược dạ dày thường xuyên.
– Ăn phải xút vảy.
– Dây thần kinh thanh âm bị tổn thương.
– ADD hoặc rối loạn tăng động.
– Hội chứng Weaver.

3. Cách chữa khàn tiếng cho trẻ

Tùy theo nguyên nhân và mức độ bệnh mà sẽ có những cách chữa trị khác nhau. Một số bé bị khàn tiếng có thể tự khỏi sau một thời gian nhưng cũng có nhiều trường hợp phải điều trị y tế. Điều quan trọng là phụ huynh cần đưa bé đi khám, để xác định nguyên nhân, và nhờ đó, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể tham khảo các biện pháp chăm sóc tại nhà như:

3.1 Lối sống lành mạnh

– Tránh cho trẻ tiếp xúc với những chất dễ gây dị ứng như: khói thuốc lá, khói bụi, khói than, xăng xe,…
– Giải thích và khuyên trẻ không nên nói quá to, hét lên khi giao tiếp.
– Hướng dẫn và trẻ tập cách nói chuyện từng tiếng rõ ràng, có nhịp điệu.

Bạn nên đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị khi trẻ bị khàn tiếng

Bạn nên đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị khi trẻ bị khàn tiếng

– Cho bé uống nước thường xuyên, hạn chế uống nước đá.
– Nếu trẻ đang tập hát, tập kịch; bạn hãy giúp bé có lịch nghỉ ngơi xen kẽ phù hợp.
– Phòng tránh và điều trị đúng cách các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, nhất là khi thay đổi thời tiết.
– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và tập thể dục đều đặn. Bổ sung vitamin C giúp tăng cường chống nhiễm khuẩn.
– Vệ sinh nhà cửa và đồ dùng sạch sẽ. Ngoài ra bé cũng cần được vệ sinh thân thể, đặc biệt là vệ sinh răng miệng.
– Không nên mở nhiệt độ điều hòa quá thấp, sự chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và ngoài nhà cũng có thể khiến bé bị khản tiếng, ho hoặc cảm.

3.2 Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Trẻ nhỏ không được khuyến khích dùng nhiều các loại thuốc kháng sinh và phải sử dụng đúng cách. Một số thuốc điều trị ho, cảm, viêm họng có thể được bác sĩ chỉ định như:
– Thuốc hạ sốt paracetamol, hapacol,…
– Thuốc kháng sinh benzathin penicillin, penicillin V,…
– Thuốc trị ho, siro ho: prospan, p/h, atussin, opc,..
– Nhiều trường hợp phải phẫu thuật.

Lưu ý: Các loại thuốc trên chỉ mang tính chất gợi ý, tùy vào từng nguyên nhân của trẻ, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Do vậy điều quan trọng nhất là phụ huynh không nên tự ý sử dụng thuốc, mà cần đưa trẻ đi thăm khám, điều trị theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp các cha mẹ trả lời được câu hỏi trẻ bị khàn tiếng thì phải làm sao. Nếu thấy trẻ bị khàn tiếng và diễn tiến ngày càng nặng hơn, hãy đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên môn thăm khám và có phương án điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital