Tràn dịch màng phổi là gì? Bệnh này có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ

Tràn dịch màng phổi là bệnh lý nguy hiểm có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ngay cả trẻ em, tuy nhiên bệnh tỏ ra nguy hiểm hơn ở người cao tuổi. Vì vậy cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời. vậy tràn dịch màng phổi là gì?
Tràn dịch màng phổi là tình trạng xuất hiện khí trong khoang màng phổi. Thông thường, trong khoang màng phổi không có không khí.

Tràn dịch màng phổi là gì? Bệnh này có nguy hiểm không?

Tràn dịch màng phổi tỏ ra nguy hiểm hơn ở người lớn tuổi

Khí vào khoang màng phổi có thể có do nhiều cơ chế khác nhau như: Do việc vỡ các bóng khí; Do các vết thương thành ngực làm không khí qua lỗ hở của thành ngực đi vào khoang màng phổi; Những bất thường của cơ hoành, ở phụ nữ vào chu kỳ kinh, không khí qua vòi trứng, đến ổ bụng rồi lên trên khoang màng phổi; ngoài ra, một số trường hợp do chấn thương ổ bụng, vỡ ruột, thủng cơ hoành: không khí do đó lên trên khoang màng phổi.

1. Nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi là gì?

Thực chất tràn dịch màng phổi là biểu hiện hoặc biến chứng của nhiều loại bệnh khác nhau. Tình trạng này có thể do viêm phổi với nhiều căn nguyên đa dạng như:  vi khuẩn họ cầu khuẩn (tụ cầu, liên cầu, phế cầu), vi khuẩn Hemophilus influenzae, K.pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, vi khuẩn lao hoặc ung thư (phổi, di căn) hoặc một số bệnh khác.
Tràn dịch màng phổi cũng có thể do u ác tính (các khối u lồng ngực đè vào ống ngực gây thoát dịch dưỡng trấp ra màng phổi) hoặc ung thư phổi.
Ngoài ra, một số bệnh như: áp- xe gan, xơ gan cổ trướng, áp-xe dưới cơ hoành, viêm tuỵ tạng, viêm màng ngoài tim, suy tim sung huyết hoặc một số bệnh mạn tính như thấp khớp mạn hoăc luput ban đỏ cũng có thể gây nên tràn dịch màng phổi, một số bệnh bởi ký sinh trùng như lỵ amíp, giun chỉ, sán lá gan.
Ở phụ nữ, tràn dịch màng phổi có thể do u nang buồng trứng.

2. Dấu hiệu nhận biết tràn dịch màng phổi là gì?

Tràn dịch màng phổi là gì?

Cảm giác khó thở, tức ngực là triệu chứng đặc trưng của tràn dịch màng phổi

Triệu chứng ban đầu của tràn dịch màng phổi là đau ngực, cơn đau thường âm ỉ phía bên tràn dịch, người bệnh sẽ đau thêm khi nằm nghiêng về phía bên đối diện.
Tiếp theo là triệu chứng khó thở, ngoài ra người bệnh có thể sốt. Nếu tràn dịch màng phổi xảy ra ở người có tuổi, sức yếu hoặc bệnh hiểm nghèo thì thân nhiệt tăng lên không nhiều hoặc có khi không tăng lên (không sốt).
Xuất hiện cơn ho khan khiến người bệnh mất sức.

3. Chẩn đoán và điều trị bệnh

Tràn dịch màng phổi

Chụp X quang là phương pháp cận lâm sàng giúp chẩn đoán bệnh chính xác

Chẩn đoán tràn dịch màng phổi, ngoài các triệu chứng lâm sàng, cần chụp X-quang phổi, hoặc chụp CT, gan mật và các cơ quan nghi bị bệnh gây tràn dịch màng phổi. Phương pháp siêu âm cũng là một kỹ thuật cận lâm sàng khá phổ biến để phát hiện tràn dịch màng phổi.
Ngoài ra, thực hiện xét nghiệm dịch màng phổi cũng có thể tìm thấy hồng cầu trong đó, nếu có hồng cầu có thể là nguyên nhân do ung thư phổi hoặc sau nhồi máu phổi. Một số trường hợp cần thiết, người ta cần phải sinh thiết màng phổi để xác định nguyên nhân.

4. Nguyên tắc điều trị và dự phòng

Tràn dịch màng phổi có thể là di chứng của nhiều bệnh khác nhau, trong đó có những bệnh rất phức tạp như ung thư phổi, u ác tính các cơ quan lân cận, xơ gan, suy tim, suy thận. Vì vậy, khi xuất hiện cơn đau tức ngực, khó thở, sốt hay các bất thường khác…cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt, đặc biệt là ở người tuổi đã cao, người có tiền sử mắc bệnh về phổi (lao phổi, viêm phổi, giãn phế quản), bệnh gan, bệnh tim.
Căn cứ vào từng nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi sẽ có phương pháp thích hợp, tuy nhiên, sau tràn dịch màng phổi người bệnh vẫn cần theo dõi. Đối với những trường hợp đang mắc bệnh lao thì cần điều tích cực, đảm bảo tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ, không được bỏ thuốc đang điều trị và cần có chế độ dinh dưỡng cũng như tập luyện một cách hợp lý để giữ gìn và nâng cao sức khỏe chống lại bệnh tật.
Cần đi khám bệnh theo định kỳ để được theo dõi một cách nghiêm túc đề phòng bệnh tái phát.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital