Tìm hiểu về hội chứng buồng trứng đa nang

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Hội chứng buồng trứng đa nang là một rối loạn nội tiết tố ảnh hưởng đến hàng triệu chị em. Bình thường buồng trứng sản xuất một số hormone “nam” – androgen, nhưng với những phụ nữ bị buồng trứng đa nang thì lượng hormone này nhiều quá mức quy định. Điều này có thể làm cho kinh nguyệt thay đổi, lông trên cơ thể dày lên, tăng cân và mụn trứng cá xuất hiện. Buồng trứng đa nang là một trong những nguyên nhân gây vô sinh phổ biến.

Buồng trứng đa nang có triệu chứng gì?

Hầu hết phụ nữ bị buồng trứng đa nang đều có các biểu hiện phổ biến như chu kỳ kinh nguyệt không đều, khó mang thai, rậm lông, mụn trứng cá mọc nhiều, tăng cân đột ngột...

Hầu hết phụ nữ bị buồng trứng đa nang đều có các biểu hiện phổ biến như chu kỳ kinh nguyệt không đều, khó mang thai, rậm lông, mụn trứng cá mọc nhiều, tăng cân đột ngột…

Triệu chứng của bệnh này có thể khác nhau tùy người nhưng hầu hết phụ nữ bị buồng trứng đa nang đều có các biểu hiện phổ biến như chu kỳ kinh nguyệt không đều, khó mang thai, rậm lông, mụn trứng cá mọc nhiều, tăng cân đột ngột (đặc biệt là vùng quanh thắt lưng). Đau vùng chậu và trầm cảm cũng là những triệu chứng của buồng trứng đa nang mà người bệnh có thể gặp phải.

Nguyên nhân gây ra buồng trứng đa nang

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể dẫn tới hội chứng buồng trứng đa nang. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng nồng độ insulin cao là gốc rễ của căn bệnh.
Gen cũng là một yếu tố đóng vai trò quan trọng. Một người có nguy cơ cao phát triển hội chứng buồng trứng đa nang nếu mẹ hoặc chị em gái đã từng mắc phải hội chứng này. Hầu hết những người được chẩn đoán buồng trứng đa nang từ 20 – 30 tuổi. Tuy nhiên kể cả những bé gái 11 tuổi cũng có thể có buồng trứng đa nang mặc dù chưa có chu kỳ kinh nguyệt.

Làm thế nào để chẩn đoán buồng trứng đa nang?

Thông thường bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử, kiểm tra cơ thể, buồng trứng và thực hiện xét nghiệm máu.

Thông thường bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử, kiểm tra cơ thể, buồng trứng và thực hiện xét nghiệm máu.

Không có một xét nghiệm cụ thể nào để chẩn đoán buồng trứng đa nang. Thông thường bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử, kiểm tra cơ thể, buồng trứng và thực hiện xét nghiệm máu.

Hỗ trợ điều trị buồng chứng đa nang như thế nào?

Hiện vẫn chưa có cách hỗ trợ điều trị nào là đặc hiệu đối với hội chứng buồng trứng đa nang. Người bệnh có thể dùng thuốc để giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc tránh thai hoặc một số loại hormone để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Metformin, một loại thuốc tiểu đường, có thể làm giảm nồng độ hormone “nam”. Để làm giảm tình trạng lông mọc dày rậm, có thể dung kem triệt lông hoặc tẩy lông bằng laser.
Bên cạnh đó việc giảm cân, thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống điều độ… cũng hỗ trợ rất lớn trong hỗ trợ điều trị và phòng chống hội chứng buồng trứng đa nang.

Hỗ trợ điều trị vô sinh ở những phụ nữ bị buồng trứng đa nang

Tùy theo mong muốn và kế hoạch sinh con của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể như dùng thuốc kích thích phóng noãn hoặc phẫu thuật buồng trứng.

Tùy theo mong muốn và kế hoạch sinh con của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể như dùng thuốc kích thích phóng noãn hoặc phẫu thuật buồng trứng.

Tùy theo mong muốn và kế hoạch sinh con của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp hỗ trợ điều trị cụ thể:

  • Dùng thuốc kích thích phóng noãn: làm trứng phát triển, kích thích trứng to ra, vỡ ra và phóng noãn.
  • Phẫu thuật buồng trứng : trong thủ thuật này bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần hoặc chọc thủng vài vị trí bề mặt buồng trứng để giải phóng các nang noãn. Nhằm làm giảm kích thước buồng trứng và bỏ bớt những mô thừa có tác dụng tạo ra lượng hóc môn sinh dục nam quá nhiều.

Rủi ro sức khỏe liên quan
Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang cần thăm khám sức khỏe thường xuyên vì có nguy cơ:

  • Nồng độ cholesterol cao: có thể dẫn đến cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.
  • Kháng insulin, hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường loại 2
  • Béo phì
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ
  • Các rối loạn tâm trạng như trầm cảm và rối loạn lưỡng cực
  • Ung thư nội mạc tử cung, đặc biệt là khi già

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital