Tìm hiểu về bệnh trầm cảm phát hiện sớm triệu chứng bệnh

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Tổ chức Y tế Thế giới nhận định sức khỏe tâm thần có tầm quan trọng thứ 4 sau các bệnh tim mạch, ung thư và đái tháo đường. Trong đó, tỷ lệ người mắc bệnh trầm cảm ngày càng tăng và hậu quả của bệnh rất nặng nề, khả năng người trầm cảm tự tử khá cao. Do đó việc phát hiện sớm triệu chứng bệnh, đi khám đúng chuyên khoa là rất quan trọng.

Trầm cảm là cảm giác buồn phiền

Trầm cảm không chỉ xuất hiện khi có một sự kiện, biến cố nghiêm trọng xảy ra mà còn xuất hiện ngay cả khi cuộc sống vẫn bình thường, tốt đẹp.

Trầm cảm không chỉ xuất hiện khi có một sự kiện, biến cố nghiêm trọng xảy ra mà còn xuất hiện ngay cả khi cuộc sống vẫn bình thường, tốt đẹp.

Sai, trầm cảm không chỉ là cảm giác buồn bã khi mất đi người thân hoặc thất vọng vì một số điều không như ý. Bởi vì đây là những xúc cảm mà ai hầu như cũng trải qua một lần trong đời. Trầm cảm không chỉ xuất hiện khi có một sự kiện, biến cố nghiêm trọng xảy ra mà còn xuất hiện ngay cả khi cuộc sống vẫn bình thường, tốt đẹp. Triệu chứng thường gặp của bệnh trầm cảm bao gồm:

  • Thường xuyên ở trong trạng thái buồn bã hoặc tội lỗi.
  • Ăn hoặc ngủ nhiều hoặc ít hơn bình thường.
  • Không thích thú trước những điều mà trước đây vẫn thường thích.
  • Hay mệt mỏi, cáu kỉnh.
  • Gặp khó khăn khi tập trung hoặc khi đưa ra quyết định.
  • Có ý nghĩ tự tử.

Đối tượng nào dễ mắc trầm cảm?

Bệnh trầm cảm có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ tăng lên khi họ trải qua những thay đổi về thể chất và nội tiết tố, chẳng hạn như sau khi sinh con hoặc trong thời kỳ mãn kinh. Đối với người già, trầm cảm dễ xảy ra sau những sự kiện đau lòng như cái chết của bạn đời.

Việc tuổi thơ bị lạm dụng, bị bắt cóc hoặc tra tấn, hay những áp lực học tập, kỳ vọng từ gia đình, muốn chứng minh bản thân trước mặt bạn bè nhưng không thàng công, bị kiềm nén bên trong là những nguyên nhân làm trẻ dễ mắc bệnh trầm cảm tuổi dậy thì.

Làm thế nào để điều trị bệnh trầm cảm

Cách tốt nhất để giúp đỡ một người bị trầm cảm là giúp họ được chẩn đoán và điều trị kịp thời.  Mỗi bệnh nhân mắc trầm cảm có một nguyên nhân khác nhau có thể chấn động tâm lí trong từng hoàn cảnh. Vì vậy, dựa vào mỗi tình huống mà chúng ta có cách điều trị khác nhau. Song, lời khuyên dành cho những bệnh nhân đang trầm cảm: Cười thật tươi, thật nhiều khiến cuộc sống của bạn vui vẻ và thoải mái hơn, giúp sức khỏe tinh thần của bạn được thoải mái. Làm những gì mình thích để luôn được thấy cuộc sống dễ chịu.
Lắng nghe và chia sẻ với người bệnh trầm cảm cũng rất quan trọng. Tốt nhất là luôn hỗ trợ mỗi khi người bệnh cần và mang lại cho họ niềm hy vọng rằng bệnh trầm cảm có thể được điều trị hiệu quả.
Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp bạn khỏe mạnh mà còn giúp phóng thích các chất dẫn truyền vào trong não, làm bạn cảm thấy cải thiện tâm trạng, giảm đau. Tuy chỉ tập thể dục sẽ không chữa khỏi bệnh trầm cảm, nhưng có thể giúp làm giảm trầm cảm trong thời gian dài.

Cách tốt nhất để giúp đỡ một người bị trầm cảm là giúp họ được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cách tốt nhất để giúp đỡ một người bị trầm cảm là giúp họ được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

triệu chứng của bệnh trầm cảm?

Trầm cảm không chỉ ảnh hưởng tới tâm trí mà còn có thể tác động tới thể chất của người bệnh. Mỗi trường hợp lại có những triệu chứng về thể chất khác nhau khi bị trầm cảm. Ở một số người triệu chứng có thể là ăn quá nhiều hoặc cảm thấy rất chán ăn. Người khác có thể bị khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều. Một số bệnh nhân trầm cảm còn bị nhức đầu, chuột rút, mệt mỏi, khó tập trung hoặc có vấn đề về dạ dày.

bệnh trầm cảm có di truyền không?

Trầm cảm không phải là bệnh di truyền tuy nhiên, trẻ vị thành viên có cha mẹ bị trầm cảm có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Tuy nhiên trầm cảm có thể xảy ra với bất cứ ai. Với những tiến bộ trong y học ngày nay, hầu hết các trường hợp trầm cảm đều có thể kiểm soát được, bất kể là có liên quan tới tiền sử gia đình hay không.

Nam giới bị trầm cảm có những triệu chứng khác với nữ giới?

Nam giới có nguy cơ cao tìm tới rượu và ma túy trong khi bị trầm cảm.

Nam giới có nguy cơ cao tìm tới rượu và ma túy trong khi bị trầm cảm.

Triệu chứng trầm cảm ở nam giới và nữ giới có những điểm khác nhau. Phụ nữ thường gặp những triệu chứng trầm cảm kinh điển như thường xuyên cảm thấy buồn bã, vô dụng và tội lỗi. Trong khi đó nam giới bị trầm cảm lại hay cảm thấy khó chịu, giận dữ. Họ mất hứng thú với công việc và sở thích nhưng một số người lại cố gắng tập trung vào công việc để đối phó với trầm cảm. Nam giới cũng hay gặp phải triệu chứng khó ngủ hơn phụ nữ. Họ cũng có nguy cơ cao tìm tới rượu và ma túy trong khi bị trầm cảm.

Bệnh trầm cảm có chữa khỏi không?

Bệnh trầm cảm hoàn toàn có thể điều trị, Tuy nhiên việc khỏi bệnh và thời gian khỏi bệnh phụ thuộc vào tâm lý của người mang bệnh. Cho đến nay vẫn có rất nhiều người khi nghĩ rằng để chữa trầm cảm điều trị tâm lý thông thường hoặc giải tỏa stress là hết bệnh. Quan điểm này là sai lầm, theo các bác sỹ chuyên khoa, để điều trị trầm cảm dứt điểm người bệnh cần phải được áp dụng đồng thời cả hai biện pháp dùng thuốc trị liệu và tâm lý học trị liệu.

Trầm cảm ở lứa tuổi thanh thiếu niên có nguy hiểm không?

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như lạm dụng chất gây nghiện hoặc tự tử. Bệnh này cũng có thể xảy ra cùng lúc với chứng rối loạn ăn uống hoặc rối loạn lo âu. Ở lứa tuổi 15, nữ giới có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp đôi nam giới. Sử dụng thuốc kết hợp với liệu pháp tâm lý là cách điều trị hiệu quả nhất đối với bệnh trầm cảm ở lứa tuổi vị thành niên.

Hầu hết người bệnh trầm cảm đều không điều trị ngay?

Đúng. Mặc dù hầu hết các trường hợp trầm cảm, kể cả trầm cảm nặng, đều có thể kiểm soát hiệu quả với điều trị nhưng nhiều người lại trì hoãn. Chỉ có khoảng 1/3 số người bị trầm cảm được điều trị. Thông thường người bệnh chung sống với trầm cảm trong suốt một thập kỷ trước khi điều trị. Tuy nhiên cũng như mọi bệnh lý khác, trầm cảm càng được điều trị sớm thì cơ hội chữa khỏi càng cao.

Khám và điều trị trầm cảm ở đâu?

Bệnh viện Thu Cúc hội tụ đội ngũ bác sĩ Nội thần kinh giỏi giúp điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả

Bệnh viện Thu Cúc hội tụ đội ngũ bác sĩ Nội thần kinh giỏi giúp điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc hội tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa Thần kinh giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm ở các bệnh viện lớn, tận tâm với bệnh nhân; trang thiết bị  máy móc y tế hiện đại; cơ sở vật chất hiện đại theo mô hình bệnh viện – khách sạn đã và đang là địa chỉ thăm khám bệnh trầm cảm được nhiều người bệnh tin tưởng. Đây cũng là câu trả lời hoàn hảo cho thắc mắc khám bệnh trầm cảm ở đâu của nhiều người.

Ý kiến người bệnh điều trị bệnh trầm cảm tại bệnh viện Thu Cúc

“Sau khi sinh con do quá căng thẳng con quấy khóc và chưa có kinh nghiệm chăm sóc con, nên tôi thường bị lo lắng, sợ hãi buồn phiền, không ăn uống nhiều, mất sữa khiến tôi càng lo lắng hơn. Gia đình thấy tôi có dấu hiệu trầm cảm sau sinh đưa tôi đến bệnh viện Thu Cúc để thăm khám. Sau khi được bác sĩ chia sẻ, tôi cởi mở hơn chia sẻ khó khăn của mình đang gặp phải. Tôi nhận được nhiều lời khuyên của bác sĩ và thuốc điều trị. Sau 2 tháng tinh thần tôi thay đổi hơn rất nhiều. Vui vẻ hơn bỗng thấy mọi thứ đơn giản hơn hẳn. Cảm ơn bác sĩ bệnh viện Thu Cúc.” – Nguyễn Thị Hương Trâm, 30 tuổi, Hà Nội.

Các thông tin về bệnh trầm cảm trong bài chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital