Thực phẩm tốt nhất cho những ngày đèn đỏ

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Hầu hết phụ nữ có triệu chứng đầy hơi, mệt mỏi, đau bụng, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa và thay đổi tâm trạng trước và trong chu kỳ kinh nguyệt. Một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng này là ăn uống lành mạnh. Một chế độ ăn uống hợp lý đồng thời cũng góp phần củng cố sức khỏe tổng thể.

Rau màu xanh đậm

Các loại rau màu xanh đậm rất giàu canxi, magiê và kali - các chất này giúp làm giảm và ngăn chặn sự co thắt dẫn đến hiện tượng chuột rút trong chu kỳ kinh nguyệt.

Các loại rau màu xanh đậm rất giàu canxi, magiê và kali – các chất này giúp làm giảm và ngăn chặn sự co thắt dẫn đến hiện tượng chuột rút trong chu kỳ kinh nguyệt.

Các loại rau màu xanh đậm rất giàu  canxi, magiê và kali – các chất này giúp làm giảm và ngăn chặn sự co thắt dẫn đến hiện tượng chuột rút trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra những khoáng chất này cũng giúp ổn định cảm xúc, thư giãn, làm giảm kích thích. Rau màu xanh đậm cũng chứa một lượng lớn vitamin K – cần thiết để làm đông máu và ngăn ngừa tình trạng chảy máu kinh quá mức.

Axit béo omega – 3

Một nhóm các chất hormone trong cơ thể gọi là prostaglandin có liên quan đến các cơn co thắt cơ bắp và đau bụng kinh. Tiêu thụ các thực phẩm có chứa axit béo omega – 3 trong cá hồi, quả óc chó và hạt lanh là cách hiệu quả để dập tắt hiệu ứng prostaglandin. Một nghiên cứu năm 1995 trong “European Journal of Clinical Nutrition” phát hiện ra rằng phụ nữ có chế độ ăn uống cân bằng có chứa nhiều axit béo omega – 3 thay vì các chất béo khác, thường có triệu chứng kinh nguyệt nhẹ nhàng hơn.

Trái dứa

 

Dứa cũng chứa hàm lượng cao bromelain, một loại enzyme giúp thư giãn cơ bắp, ngăn chặn chuột rút trong chu kỳ kinh nguyệt.

Dứa cũng chứa hàm lượng cao bromelain, một loại enzyme giúp thư giãn cơ bắp, ngăn chặn chuột rút trong chu kỳ kinh nguyệt.

Theo báo cáo của Tiến sĩ Phyllis Johnson, U.S. Department of Agriculture’s Human Nutrition Center, những phụ nữ trẻ tiêu thụ ít magan tăng dòng chảy kinh nguyệt lên tới 50%. Do đó để giảm bớt các triệu chứng khó chịu chị em nên tăng lượng tiêu thụ magan. Trái cây rất giàu mangan và dứa là một trong những nguồn cung cấp dồi dào nhất. Dứa cũng chứa hàm lượng cao bromelain, một loại enzyme  giúp thư giãn cơ bắp, ngăn chặn chuột rút trong chu kỳ kinh nguyệt.
Trà
Trà cũng có chứa magan mặc dù lưu ý là nên tránh tiêu thụ các loại trà có chứa caffein có thể khiến các triệu chứng của chu kỳ kinh nguyệt trở nên khó chịu hơn. Trà gừng rất có ích trong việc làm giảm buồn nôn và đầy hơi. Trà hoa cúc lại làm giảm co thắt cơ và làm giảm sự căng thẳng có thể dẫn đến sự lo lắng và khó chịu.
Nước
Giữ nước quá mức là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng chuột rút kèm đau bụng kinh. Để làm giảm tình trạng này cần làm giảm lưu lượng giữ nước bằng cách tăng mức tiêu thụ nước. Nghe có vẻ phản trực giác nhưng nếu không uống đủ nước, cơ thể có thể “sữa chữa” bằng cách giữ lại nhiều nước hơn.
Ngũ cốc nguyên hạt
Một nghiên cứu phá hiện ra rằng ăn một lượng nhỏ carbohydrat 3 giờ/lần và trong vòng 1 giờ trước khi đi ngủ giúp làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt ở khoảng 70% phụ nữ. Ngũ cốc nguyên hạt là một nguồn cung cấp magie tuyệt vời, làm giảm căng thẳng thần kinh cơ bắp. Ngũ cốc nguyên hạt cũng có chứa vitamin B phức tạp và vitamin E để chống lại mệt mỏi và trầm cảm.
Sữa chua

Sữa chua cũng cung cấp nhiều canxi và tiêu thụ gấp đôi lượng canxi cần thiết mỗi ngày (từ 600 g lên 1300 mg) sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu trong những ngày có kinh nguyệt.

Sữa chua cung cấp nhiều canxi và tiêu thụ gấp đôi lượng canxi cần thiết mỗi ngày (từ 600 g lên 1300 mg) sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu trong những ngày có kinh nguyệt.

Sữa chua có chứa vi khuẩn sống và hoạt động của vi khuẩn thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Sữa chua cũng cung cấp nhiều canxi và tiêu thụ gấp đôi lượng canxi cần thiết mỗi ngày (từ 600 g lên 1300 mg) sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu trong những ngày có kinh nguyệt. Tuy nhiên bởi vì thịt và các sản phẩm chế biến từ sữa có chứa acid arachidonic, làm tăng sản xuất prostaglandin gây chuột rút, chị em có thể chọn bổ sung canxi cho cơ thể từ những nguồn khác chẳng hạn như bông cải xanh, cải xoăn, ngũ cốc, nước ép.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital