Thủ phạm làm tăng nguy cơ cục máu đông

Ngồi một chỗ quá lâu, ít vận động, nhịp tim bất thường, chiều cao và cân nặng quá giới hạn,… là những thủ phạm làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông – tác nhân gây nên tình trạng đột quỵ đe dọa tính mạng người bệnh.

Ngồi một chỗ quá lâu

Ngồi làm việc quá lâu ít vận động là nguyên nhân gây nên tình trạng cục máu đông. Việc đứng dậy và đi lại sau mỗi 30-40 ngồi yên một chỗ là việc bắt buộc. Tăng cường vận động các cơ tại chân sẽ giúp tăng lưu thông máu tĩnh mạch. Uốn cong và kéo giãn chân cũng có hiệu quả tương tự.

Ngồi làm việc quá lâu, ít vận động làm tăng nguy cơ cục máu đông

Ngồi làm việc quá lâu, ít vận động làm tăng nguy cơ cục máu đông

Chiều cao và cân nặng quá giới hạn

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc chứng huyết khối tĩnh mạch sâu do giảm vận động cũng như giảm tuần hoàn máu. Do vậy, đây cũng là một lý do để chúng ta cố gắng duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) trong khoảng giới hạn cho phép 18.5-24.9. Ngoài ra, chiều cao cũng là một vấn đề làm tăng nguy cơ cục máu đông. Theo các chuyên gia, phụ nữ cao trên 1m7 và nam giới cao trên 1m8 sẽ có nguy cơ cao bị hình thành cục máu đông.

Mang thai

Nồng độ cao estrogen lưu thông trong cơ thể người mẹ trong quá trình mang thai có thể làm tăng số lượng các yếu tố đông máu dẫn đến hình thành cục máu đông.

Ngoài ra, việc mang thai cũng làm tăng áp lực lên xương chậu và các tĩnh mạch ở chân. Nguy cơ hình thành cục máu đông thậm chí còn kéo dài tới 6 tuần sau khi sinh. Do vậy, các bà bầu nên thực hiện các bài vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga… cả trong quá trình mang thai và sau khi sinh để giảm nguy cơ này.

Phụ nữ mang thai cũng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Phụ nữ mang thai cũng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Tuổi tác

Mặc dù chứng huyết khối tĩnh mạch sâu có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng. Mặc dù lão hóa là một quá trình tự nhiên, hãy đi khám bác sĩ thường xuyên để chắc chắn rằng bạn đang ăn uống, luyện tập đúng cách và sống một cuộc sống lành mạnh.

Nhịp tim bất thường

Bạn có thể không biết được mình đang bị mắc chứng loạn nhịp tim bởi không có triệu chứng đặc biệt nào và thường ít có khả năng phát hiện. Tuy nhiên, loạn nhịp tim có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong cơ thể bạn.

Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị các yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông hiệu quả

Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị các yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông hiệu quả

Sử dụng thuốc tránh thai

Estrogen và progestin trong viên tránh thai dạng uống có thể làm tăng nồng độ của các yếu tố đông máu. Tương tự như vậy, các liệu pháp điều trị bằng hormon cũng làm tăng nguy cơ đông máu. Hãy nói chuyện với các bác sỹ phụ khoa để đảm bảo rằng bạn đang sử dụng đúng thuốc.

Hút thuốc

Một số hóa chất trong khói thuốc lá có thể gây tổn thương mạch máu, làm tăng nguy cơ mắc chứng huyết khối tĩnh mạch sâu. Do vậy, nếu bạn hiện đang hút thuốc, hãy lên kế hoạch cai dần và cuối cùng bỏ hẳn thói quen này.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital