Thỉnh thoảng đau nhói ở tim là bệnh gì?

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa
Nhiều người gặp phải tình trạng đau nhói ở tim, tim đập nhanh đau nhói nhưng không thường xuyên thường băn khoăn không biết thỉnh thoảng đau nhói ở tim là bệnh gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn đọc giải đáp cụ thể.

1. Đau nhói ở tim là bệnh gì?

Hiện tượng đau tim rất có thể là dấu hiệu cảnh báo tim đang có những tổn thương nhất định. Bởi đau là một cảm nhận của cơ thể khi các đầu dây thần kinh cảm giác bị kích thích, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều có sự hiện diện của dây thần kinh cảm giác, nên khi cơ quan đó có bệnh lý đều có thể bị đau. Tuy nhiên, triệu chứng đau nhói ở tim không diễn ra thường xuyên thì cũng có thể là do một số nguyên nhân khác như:

Thỉnh thoảng đau nhói ở tim có thể do nhiều nguyên nhân gây ra cần chẩn đoán chính xác

Thỉnh thoảng đau nhói ở tim có thể do nhiều nguyên nhân gây ra cần chẩn đoán chính xác

– Viêm dây thần kinh liên sườn, viêm sụn sườn

– Rối loạn thần kinh tim

– Bệnh tim thực thể như hở – hẹp van tim, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim, đây là nhóm bệnh lý nguy hiểm nhất trong các nguyên nhân gây đau ở tim.

– Bệnh lý ở phổi

Viêm dạ dày – thực quản có thể đau lan lên vùng ngực mà rất có thể khiến bạn nhầm tưởng là đau vùng tim.

Người bệnh khi có dấu hiệu đau nhói ở tim cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị hiệu quả.

2. Những dấu hiệu tim gặp nguy hiểm cần cảnh giác

2.1. Đau ngực

Người bệnh tim mạch thường gặp vấn đề đau vùng ngực tuy nhiên, không phải cứ có triệu chứng đau ngực là do bệnh tim mạch.

Đau ngực, khó thở, ngất là những triệu chứng cảnh báo tim gặp nguy hiểm

Đau ngực, khó thở, ngất là những triệu chứng cảnh báo tim gặp nguy hiểm

Dấu hiệu đau ngực có nguồn gốc từ tim:

Tim đau nhói,, có cảm giác bị bóp nghẹt hoặc đè ép ở vùng giữa ngực sau xương ức hay lệch sang trái, kéo dài hơn 30 phút mà không dịu có thể là dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim.

Đau ngực do thiếu máu cơ tim thường lan xuống tay trái, tuy nhiên, nó cũng có thể lan xuống tay phải hoặc vai, cổ, lưng, vùng thượng vị.

Đau ngực do bóc tách động mạch chủ được đặc trưng bởi cơn đau liên tục, kiểu như bị xé rách ở giữa hai bả vai hoặc đôi khi sau xương ức.

Dấu hiệu đau ngực ít có khả năng do vấn đề tim mạch:

Triệu chứng đau xuất hiện sau khi ăn, sau khi uống nước nóng, uống rượu thì đa số là do bệnh lý thực quản/dạ dày.

Đau nhói ngực đột ngột như bị dao đâm, cơn đau sẽ tăng lên khi hít vào hoặc khi nằm ngửa (có thể do viêm màng tim hoặc viêm màng phổi).

Đau ngực chỉ kéo dài dưới 30 giây.

Đau ngực ở người còn trẻ (< 30 tuổi).

Cơn đau có vị trí đau thay đổi liên tục.

Diện tích đau chỉ bằng một đầu ngón tay.

2.2. Khó thở

Triệu chứng gợi ý khó thở có thể do ngoại tâm thu, rung nhĩ, các rối loạn nhịp tim nhanh, cường giáp, lo lắng… Triệu chứng cụ thể như:

Khó thở khi nằm (phải kê nhiều gối để ngủ).

Khó thở kịch phát về đêm (vùng dậy lúc đang ngủ để cố gắng lấy không khí).

Khó thở do suy tim trái thường kèm theo phù hai chân.

Hồi hộp, đánh trống ngực

2.3. Ngất

Hiện tượng ngất có thể gây ra bởi các bệnh lý về tim mạch hoặc các bệnh lý về hệ thần kinh trung ương. Việc khai thác các biểu hiện kèm theo từ người chứng kiến cơn ngất rất có giá trị chẩn đoán. Nếu ngất có kèm theo đau ngực, hồi hộp hoặc khó thở thì thường là do nguyên nhân về tim mạch (loạn nhịp). Nếu ngất có kèm theo đau đầu, yếu tay hoặc yếu chân, loạn vận ngôn là gợi ý về bệnh lý của hệ thần kinh.

Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời hiệu quả

Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời hiệu quả

3. Làm thế nào để tìm ra nguyên nhân khiến tim đau nhói?

Thông thường, bác sĩ sẽ tìm hiểu về triệu chứng mà người bệnh gặp phải cũng như tiền sử bệnh cá nhân, gia đình. Tiếp đến là thăm khám lâm sàng và chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết tùy theo tình trạng cụ thể như siêu âm tim, xét nghiệm máu, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính, chụp X quang…

4. Điều trị tình trạng đau nhói ở tim

Việc lựa chọn phương pháp điều trị nào tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau nhói ở tim. Người bệnh nên thăm khám và tư vấn cụ thể với bác sĩ chuyên khoa mới có thể biết chính xác. Tuyệt đối không được chủ quan, xem nhẹ khi tim bị nhói đau, cần kiểm tra xác định nguyên nhân và có hướng xử trí càng sớm càng tốt. Nếu đau nhói tim là do nhồi máu cơ tim, viêm màng  ngoài tim hay bóc tách động mạch chủ… người bệnh có nguy cơ cao tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

5. Khám và điều trị đau nhói ở tim tại Bệnh viện Thu Cúc

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, người bệnh bị đau nhói tim sẽ được hỗ trợ thăm khám để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân nhờ:

Đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm.

Trang thiết bị y tế hiện đại, cập nhật nhanh chóng các tiến bộ y học.

Đặt lịch hẹn khám nhanh chóng, không phải chờ đợi lâu.

Chăm sóc chu đáo, người nhà không cần phải lo lắng.

Áp dụng chính sách thanh toán theo bảo hiểm y tế, liên kết với nhiều hãng bảo hiểm phi nhân thọ.

6. Ý kiến người bệnh

Chị Hà Thanh Thủy (Cầu Giấy – Hà Nội) cho biết: “Chị cứ thỉnh thoảng lại bị đau nhói ở tim, người mệt mỏi, khó chịu. Sợ là có vấn đề gì bất thường nên nhờ chồng đưa đi khám ở Bệnh viện Thu Cúc. Mới tới bệnh viện lần đầu mà không thấy bỡ ngỡ gì cả vì được các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên ở đây giúp đỡ cực kỳ nhiệt tình. Khám xong còn được dặn dò chuyện ăn uống, sinh hoạt ở nhà sao cho hợp lý. May mắn là chị chỉ bị hở van tim nhẹ, khám kịp thời nên điều trị kịp. Hiện tại dù sức khỏe đã ổn định nhưng hàng tháng tôi vẫn tới bệnh viện để kiểm tra lại.”

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital