Thế nào là tràn dịch màng phổi?Nguyên nhân gây bệnh

Tham vấn bác sĩ

Tràn dịch màng phổi là hội chứng lâm sàng thường gặp, hội chứng này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp như vỡ  vào phổi, phế quản gây áp xe phổi – khái mủ,..Vậy thế nào là tràn dịch màng phổi?

 

1.Nguyên nhân gây bệnh là gì?

 

Màng phổi được cấu thành bởi lá thành và lá tạng, giữa hai lá là khoang màng phổi. Bình thường trong khoang màng phổi chỉ có một ít chất dịch lỏng giúp cho phổi hoạt động dễ dàng.  Khi có bệnh lý, dẫn đến có sự tích đọng dịch ở trong khoang màng phổi, gây ra tràn dịch màng phổi.

Tràn dịch màng phổi là triệu chứng lâm sàng thường gặp

Tràn dịch màng phổi là triệu chứng lâm sàng thường gặp

Nguyên nhân gây ra tràn dịch màng phổi là những nguyên nhân khiến cho việc tiết hoặc thấm dịch gặp trục trặc khiến dịch không được hấp thu hay tiết ra bình thường, khiến cho dịch bị ứ, gây tình trạng dịch màng phổi. Cụ thể

2.Nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi

Do nhiễm trùng:  Nhóm nguyên nhân này thường thứ phát sau các thương tổn phổi như: viêm phổi, áp-xe phổi vỡ vào xoang màng phổi, viêm màng phổi, ung thư phổi hoại tử hoặc bội nhiễm…một số trường hợp là các cơ quan lân cận như gan, màng tim, trung thất… gây nên tình trạng nhiễm trùng phổi-màng phổi và hậu quả sẽ sinh ra dịch trong khoang màng phổi.

Người bị tràn dịch màng phổi có triệu chứng đau ngực dữ dội

Người bị tràn dịch màng phổi có triệu chứng đau ngực dữ dội

Virus và vi khuẩn: Các loại vi khuẩn gây mủ như tụ cầu, liên hoàn, phế cầu.

Suy tim: Người bệnh suy tim gây ứ máu tĩnh mạch dẫn tới tình trạng thoát dịch ra ngoài thành mạch máu nên tình trạng tràn dịch màng phổi.

Ký sinh trùng: chủ yếu gặp do amíp (do áp xe gan, áp xe dưới cơ hoành vỡ vào xoang màng phổi), sán lá gan.

Ung thư: một số loại ung thư như phế quản, phổi, màng phổi tiên phát hay do di căn của chúng vào phổi.

3.Cơ chế sinh bệnh

Những thay đổi tính thấm của màng phổi do các hiện tượng viêm, ung thư, thuyên tắc phổi… là những cơ chế sinh bệnh tràn dịch màng phổi, dịch không thấm ngược vào trong sẽ gây ứ tắc dẫn đến tràn dịch.

Trường hợp giảm áp lực keo trong lòng mạch: giảm albumin máu, xơ gan; Tăng áp lực thủy tĩnh mao mạch trong tuần hoàn cơ thể hay phổi; Tăng tính thấm mao mạch và rách mạch máu; Giảm áp lực trong khoang màng phổi, phổi không nở ra được: xẹp phổi.

Tràn dịch màng phổi cần được theo dõi điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa

Tràn dịch màng phổi cần được theo dõi điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa

Những người bị tăng dịch trong khoang màng bụng, dịch di chuyển qua cơ hoành nhờ hệ thống bạch mạch; Dịch di chuyển ngang qua màng phổi tạng (phù phổi…) tất cả những trường hợp này có thể gây tăng xuất tiết hoặc cản trở hấp thu dịch trong khoang màng phổi và gây tràn dịch màng phổi.

Tiến triển của hội chứng tràn dịch màng phổi tùy thuộc theo nguyên nhân. Nếu nguyên nhân tràn dịch màng phổi là do vi khuẩn thường khỏi hẳn. Trường hợp tràn dịch màng phổi do lao hoặc các bệnh lý ác tính thì bệnh tiến triển chậm, có thể để lại di chứng dày dính màng phổi.

Tràn dịch màng phổi hội chứng nguy hiểm có thể gây ra các biến chứng như: Vỡ vào phổi, phế quản gây áp xe phổi – khái mủ; tràn khí thứ phát hay phối hợp; tràn dịch màng ngoài tim; dò ra thành ngực; nhiễm trùng huyết, suy hô hấp cấp; suy tuần hoàn cấp; choáng, trụy tim mạch, bội nhiễm phổi và phù phổi cấp… Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị tai biến do các thủ thuật chọc hút dịch màng phổi.

Các phương pháp điều trị trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital