Thai phụ bị đường huyết cao nguy hiểm như thế nào?

Chào bác sĩ! Em đang mang thai tháng thứ 5. Mọi chỉ số thai nhi đều bình thường, duy chỉ có lượng đường huyết của mẹ thì hơi cao. Em đang rất lo lắng! Xin hỏi bác sĩ, thai phụ bị đường huyết cao nguy hiểm như thế nào? Em phải làm gì để hạ đường huyết trong thai kỳ? Cảm ơn bác sĩ! (Ngọc Liên – Hà Nội)
Trả lời:
Chào bạn Ngọc Liên! Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyên mục Tư vấn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc! Câu hỏi thai phụ bị đường huyết cao nguy hiểm như thế nào và cách khắc phục của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

 

Thai phụ bị đường huyết cao nguy hiểm như thế nào?

 

Thai phụ bị đường huyết cao khi mang thai có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Thai phụ bị đường huyết cao khi mang thai có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Bạn Ngọc Liên thân mến! Đường huyết cao trong quá trình mang thai là hiện tượng thường gặp ở nhiều thai phụ. Đây là hiện tượng khiến các thai phụ lo lắng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Cụ thể: Thai phụ bị đường huyết cao trong thai kỳ, đứa trẻ sinh ra thường có hàm lượng đường trong máu thấp và hàm lượng insulin cao. Những yếu tố này có thể làm cho trẻ có nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tiểu đường và cao huyết áp.
Không những thế, thai phụ đường huyết cao trong thai kỳ, bào thai có nguy cơ phát triển quá lớn, dẫn đến khả năng thai phụ phải trải qua thủ thuật mở tử cung lần đầu tiên để sinh con. Thai quá to làm cho trẻ dễ bị thương tổn ở vai và các bộ phận khác nếu được sinh thường theo đường âm đạo.
Đường huyết cao khi mang thai đã được biết từ lâu là không tốt cho cả mẹ lẫn con. Tuy nhiên, đường huyết của người mẹ sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.
Cách hạ đường huyết trong thai kỳ: Nếu bạn được chẩn đoán đường huyết cao, các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ dựa vào chiều cao, tuổi tác, cân nặng, cường độ hoạt động và giai đoạn mang thai để tính lượng calo tiêu chuẩn hàng ngày cho bạn. Bạn có thể theo tiêu chuẩn mà các bác sĩ đã đưa ra để lựa chọn các thực phẩm và cách chế biến hợp lý để vừa đảm bảo dinh dưỡng và nhằm giảm lượng đường huyết trong máu. Theo đó, những thực phẩm nhiều chất xơ như trái cây tươi và rau, bánh mì, ngũ cốc và các loại đậu sẽ giúp các mẹ dễ tiêu hóa và hấp thu chậm hơn so với carbohydrate , do đó có thể giúp lượng đường trong máu sau bữa ăn không tăng quá cao.
Tùy từng trường hợp bệnh lý để lựa chọn loại trái cây phù hợp. Nếu lượng đường huyết thấp hơn 5.8mmol/l, sau ăn 2h thấp hơn 6.7mmol/l, có thể ăn một số loại qủa như: Táo xanh, lê, đào, dâu tây, bưởi, cam.
Lưu ý, thai phụ bị đường huyết cao không nên ăn những loại quả giàu đường như dưa hấu, chuối…

Thai phụ đường huyết cao nên có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.

Thai phụ đường huyết cao nên có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.

Ngoài ra, phương pháp nấu ăn cũng rất quan trọng. Bạn không cắt thái thực phẩm quá nhỏ. Đun nấu nhỏ lửa, dầu ăn quá nhiều cũng sẽ làm gia tăng đường huyết. Nến nấu lửa to, chín tới là ăn không được nấu quá nhừ.
Nên chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá no trong các bữa. Thay tinh bột thông thường (cơm) bằng các loại rau củ nhiều tinh bột như khoai tây, khoai lang, khoai môn, củ sen.
Cần khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi và kiểm tra đường huyết thường xuyên. Khi thấy có những dấu hiệu bất thường cần báo ngay cho bác sĩ.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp thêm về thai phụ bị đường huyết cao nguy hiểm như thế nào, bạn Ngọc Liên có thể  liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc  theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital