Thai 22 tuần bé phát triển thế nào? Mẹ cần phải làm gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Thai 22 tuần, mẹ bầu thấy mình tròn trịa hơn, lúc này thai nhi phát triển hơn trước nhiều, đặc biệt là tất cả các cơ quan của cơ thể trẻ hình thành và phát triển đầy đủ.

Thai 22 tuần, mẹ bầu thấy mình tròn trịa hơn, lúc này thai nhi phát triển hơn trước nhiều

Thai 22 tuần, mẹ bầu thấy mình tròn trịa hơn, lúc này thai nhi phát triển hơn trước nhiều.

Thai 22 tuần bé đã phát triển thế nào?

  • Tuần 22 của thai kỳ, bé đã dài hơn 28 cm, nặng hơn 450g, kích cỡ thai bằng một trái đu đủ nhỏ, chất béo, cơ và hệ xương đang phát triển.
  • Em bé có lông mi và lông mày ngay trong tuần này.
  • Trên bề mặt não của bé xuất hiện các nếp nhăn đầu tiên. Các cơ quan như thính giác, thị giác, vị giác phát triển. Tai bé đã phát triển hơn, nhạy cảm hơn với âm thanh, bé đã có thể cảm nhận được những chuyển động của mẹ.
  • Gan của thai bắt đầu sản sinh ra các enzyme  để phá vỡ bilirubin – một chất thải của tế bào hồng cầu khi bị phá vỡ.
  • Tuyến tụy của thai nhi cũng đang phát triển.

Tuần này, hình hài của thai nhi đã phát triển đầy đủ, cơ quan nội tạng cũng có sự phân chia rõ rệt. Chính vì thế, siêu âm ở giai đoạn này, đặc biệt là siêu âm 3D, 4D bạn có thể nhìn thấy khá rõ con yêu.

Mẹ cần làm gì khi thai 22 tuần?

Bước vào tuần 22, mẹ bầu đã thấy rõ chiếc bụng tròn trịa của mình. Lúc này mẹ nên thực hiện những điều sau:

Bước vào tuần 22, mẹ bầu đã thấy rõ chiếc bụng tròn trịa của mình.

Bước vào tuần 22, mẹ bầu đã thấy rõ chiếc bụng tròn trịa của mình.


– Khám thai, siêu âm chẩn đoán dị tật bẩm sinh: Thông qua siêu âm bác sĩ sẽ có thể phát hiện những bất thường hình thái của thai. Nếu nhận thấy có dấu hiệu khác thường, sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm quyết định có nên đình chỉ thai nghén không vì nếu trong trường hợp bắt buộc việc này cần được thực hiện trước tuần 28 thai kỳ.
– Hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem có nên làm kiểm tra sàng lọc glucose phát hiện bệnh tiểu đường thai kỳ hay không. Việc này thường sẽ được tiến hành từ tuần thai 24-28.
Khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.


– Bàn chân của mẹ có thể hơi sưng trong thời gian sắp tới, sự lưu thông máu chậm ở chân cùng thay đổi hóa chất trong máu dẫn đến hiện tượng trữ nước gây sưng phù chân khi mang thai.  Ưu tiên thời gian tập thể dục để tăng cường lưu thông máu, chọn những đôi giày dép thoải mái. Nếu sưng phù quá mức, đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật rất nghiêm trọng mẹ nên tới gặp bác sĩ.
– Cần duy trì chế độ ăn với thực đơn phong phú, bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C đề phòng nhiễm trùng đường tiết niệu.
Thai 22 tuần bé phát triển thế nào và mẹ cần phải làm gì chắc chắn rằng qua thông tin trên mẹ bầu quan tâm đã có được những chia sẻ hữu ích. Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế thu Cúc Tổng đài 1900 55 88 92 để được giải đáp miễn phí.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital