Táo và bệnh gút

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Gút là căn bệnh khiến các khớp bị sưng và gây đau đớn cho người bệnh do sự tích tụ của axit uric ở các khớp, gân, cơ cũng như xung quanh các mô. Axit uric là sản phẩm tự nhiên của cơ thể khi chúng ta tiêu thụ các thực phẩm có chứa các hợp chất purin. Do đó quá nhiều thực phẩm giàu chất purin dẫn đến dư thừa axit uric, kéo theo sự phát triển của bệnh gút hoặc làm tăng thêm các triệu chứng của bệnh. Táo là loại trái cây có chứa một số chất có tác dụng trong điều trị bệnh gút nhưng đồng thời cũng có những chất khác mà có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

1. Lượng purin trong táo

Táo là loại trái cây có chứa một số chất có tác dụng trong điều trị bệnh gút.

Táo là loại trái cây có chứa một số chất có tác dụng trong điều trị bệnh gút.

Tất cả các loại táo đều có lượng purin thấp. Thực phẩm có lượng purin thấp được định nghĩa là ít hơn 50 mg trong mỗi 100 mg thực phẩm. Tính trung bình một quả táo có 14 mg hợp chất purin mỗi 100 gram, có nghĩa là một 223-gram táo lớn chứa khoảng 31 mg purin. Nước sốt táo, nước ép táo và táo khô cũng chứa ít purin và có thể sử dụng trong chế độ ăn uống cho người bệnh gút. Các loại thực phẩm có lượng purin thấp khác bao gồm hầu hết các loại rau, gạo, bánh mì, mì ống và tất cả các loại trái cây.

2. Lượng vitamin C trong táo

Theo một nghiên cứu được công bố năm 2005 trên tạp chí Arthritis and Rheumatism, chế độ ăn uống có hàm lượng vitamin C cao có thể giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh gút. Nam giới cần khoảng 90 mg vitamin C mỗi ngày, trong khi phụ nữ cần khoảng 75 mg. Một quả táo lớn chứa 10,3 mg vitamin C, nhiều hơn 11% so với hàm lượng vitamin C được khuyến cáo cho nam giới và gần 14% đối với phụ nữ. Do đó bổ sung táo trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp chúng ta hấp thụ được đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên nghiên cứu năm 2005 đánh giá lợi ích phòng ngừa bệnh gút với 500 mg vitamin C mỗi ngày, do đó nếu chỉ bổ sung táo vào chế độ ăn uống có thể vẫn chưa cung cấp đủ lượng chất dinh dưỡng có lợi cho bệnh gút.

3. Ăn táo như thế nào để ngăn chặn bệnh gút?

Người bi gút có thể ăn một quả táo tươi kích cỡ trung bình, 1 chén táo cắt lát hoặc băm nhỏ, 1 cốc nước ép táo và 1/2 chén táo khô hàng ngày.

Người bi gút có thể ăn một quả táo tươi kích cỡ trung bình, 1 chén táo cắt lát hoặc băm nhỏ, 1 cốc nước ép táo và 1/2 chén táo khô hàng ngày.

Theo lời khuyên của các nhà nghiên cứu từ University of Pittsburgh Medical Center, những người mắc bệnh gút nên tiêu thụ khoảng 2 – 4 phần trái cây mỗi ngày. Bệnh nhân có thể ăn một quả táo tươi kích cỡ trung bình, 1 chén táo cắt lát hoặc băm nhỏ, 1 cốc nước ép táo và 1/2 chén táo khô. Tránh các sản phẩm được chế biến từ táo có bổ sung thêm đường, nước ép táo có đường. Vì nước ép táo có thể có nhiều đường và ít chất xơ, tốt nhất vẫn nên ăn táo nguyên vỏ thường xuyên thay cho nước ép.

4. Ảnh hưởng của fructose trong táo

Táo chứa một nồng độ lớn của đường tự nhiên fructose. Một nghiên cứu được công bố trên “British Medical Journal” trong năm 2008 đã chứng minh rằng ăn nhiều đường fructose – bao gồm fructose từ trái cây như táo- có liên quan tới nguy cơ mắc bệnh gút ở nam giới. Điều này xảy ra vì fructose làm tăng nồng độ axit uric. Do đó người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết nên ăn các loại trái cây giàu fructose như táo, nho, dưa hấu, đào như thế nào để có thể kiểm soát được bệnh gút.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital