Suy thận cấp có thể gây tử vong

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Suy thận cấp là sự mất đột ngột khả năng của thận dẫn tới tăng nồng độ ure, creatinin và một số chất khác trong huyết tương. Tình trạng này phát triển nhanh chóng trong một vài giờ hoặc vài ngày, có thể gây tử vong và đòi hỏi phải điều trị chuyên sâu. Tuy nhiên, bệnh nếu được điều trị sớm có thể khôi phục lại chức năng thận bình thường.

<em>Suy thận cấp là sự mất đột ngột khả năng của thận nếu được điều trị kịp thời có thể phục hồi chức năng của thận.</em>

Suy thận cấp là sự mất đột ngột khả năng của thận nếu được điều trị kịp thời có thể phục hồi chức năng của thận.

Phân loại suy thận cấp

 

Suy thận cấp trước thận:

Suy thận trước thận là loại suy thận cấp thường gặp nhất (60 – 70% trường hợp). Thận không nhận đủ máu để lọc.

Suy thận trước thận có thể do những trường hợp sau:

– Mất nước: do nôn ói, tiêu chảy, thuốc lợi tiểu hoặc thiếu máu.

– Máu không đến thận được do các mạch máu đến thận bị tắc nghẽn hoặc hẹp mạch, suy tim hay nhồi máu gây giảm lưu lượng máu, suy gan dẫn đến những thay đổi trên các hormon ảnh huởng đến lưu lượng máu và áp lực đến thận…

Suy thận cấp thực thể:

Thể suy thận này có thể do bệnh lý tại thận gây ra hoặc do một bệnh lý ngoài thận.

– Suy thận cấp do bệnh lý tại thận: cần được phát hiện càng sớm càng tốt vì trong một số bệnh sự điều trị sẽ có kết quả với điều kiện phải được thực hiện khẩn cấp.

– Suy thận cấp thứ phát do bệnh lý ngoài thận: Các nguyên nhân thông thường là do sốt nhiễm trùng, chấn thương, phẫu thuật hay ngộ độc thuốc. Nhóm suy thận cấp này rất quan trọng vì chiếm hơn 50% các thể suy thận cấp và hiện nay được xếp dưới tiêu đề hoại tử ống thận cấp.

Suy thận cấp sau thận hay do bế tắc:

– Bao gồm tất cả các loại bế tắc trên đường xuất tiết của thận. Suy thận cấp có thể xảy ra dưới dạng cấp tính hay trên một nền bế tắc mạn tính.

– Bế tắc có thể nằm cực cao ở vị trí tận cùng của đơn vị thận được tạo thành do sự kết tủa của các dược chất, huyết tụ hoặc thuyên tắc cũng có thể được xếp vào nhóm này.

 

Các yếu tố nguy cơ gây suy thận cấp

Những người bị huyết áp cao có nguy cơ bị suy thận cấp

Những người bị huyết áp cao có nguy cơ bị suy thận cấp

– Tuổi cao.

Tắc nghẽn mạch máu ở cánh tay hay chân (bệnh động mạch ngoại vi).

– Tiểu đường.

– Tăng huyết áp.

– Bệnh lý tại thận.

– Bệnh lý tại gan.

 

Triệu chứng suy thận cấp

 

Triệu chứng suy thận cấp có thể rất mờ nhạt, khó phát hiện. Tuy nhiên, suy thận cấp thường có những biểu hiện chủ yếu như:

Mệt mỏi, đau bụng, giảm số lần đi tiểu cũng là một trong những triệu chứng suy thận cấp.

Mệt mỏi, đau bụng, giảm số lần đi tiểu cũng là một trong những triệu chứng suy thận cấp.

– Giảm số lần tiểu tiện và lượng nước tiểu ít.

– Phù thân

– Gặp vấn đề về cô đặc nước tiểu

– Mệt mỏi

– Buồn nôn, nôn

– Tiêu chảy

– Đau bụng

– Có vị kim loại trong miệng

– Trường hợp suy thận cấp nặng có thể dẫn đến hôn mê.

 

Điều trị suy thận cấp

 

Tùy thuộc vào mức độ bệnh, thể trạng bệnh nhân và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị hợp lý. Tuy nhiên, nguyên tắc chung cho các trường hợp suy thận cấp là xử lý nguyên nhân, cầm máu, chống nhiễm khuẩn, giữ cân bằng nội môi, lợi tiểu, ngưng các thuốc có hại cho thận…

Suy thận cấp nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng hướng sẽ nhanh chóng phục hồi được chức năng thận. Do đó, khi người bệnh có các biểu hiện bất thường, nghi ngờ suy thận cấp cần đến ngay bệnh viện để thăm khám để bác sĩ có phác đồ điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital