Sưng tinh hoàn sau bệnh quai bị

Chào bác sĩ! Con trai tôi năm nay 19 tuổi. Cháu bị mắc quai bị hai bên mang tai, biến chứng khiến tinh hoàn sưng rất to. Sau khi hỗ trợ điều trị, tinh hoàn của cháu đã hết sưng. Là người mẹ nên tôi rất lo lắng cho tương lai của cháu. Xin hỏi bác sĩ, sưng tinh hoàn sau bệnh quai bị có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không? Cảm ơn bác sĩ! (Hồng Ngọc – Hưng Yên)
Trả lời:
Chào chị Hồng Ngọc! Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của chị. Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Câu hỏi, sưng tinh hoàn sau bệnh quai bị có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không của chị, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Sưng tinh hoàn sau bệnh quai bị

Sưng tinh hoàn sau bệnh quai bị có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không là thắc mắc của rất nhiều người.


Chị Hồng Ngọc thân mến! Trước tiên, chúng tôi xin được chia sẻ nỗi lo lắng chị đang gặp phải. Bất cứ người mẹ nào khi con yêu gặp phải tình trạng này cũng sẽ có tâm trạng như chị.
Virus quai bị gây viêm tuyến mang tai và rất dễ biến chứng thành viêm tinh hoàn. Theo thống kê, có khoảng 1/4 các ca mắc quai bị biến chứng thành viêm tinh hoàn. Khi bị viêm tinh hoàn, một hoặc cả hai bên tinh hoàn của người bệnh sẽ bị sưng to, đau nhức từ 2-4 ngày rồi xẹp. Viêm tinh hoàn do biến chứng quai bị có thể dẫn đến vô sinh nhưng tỷ lệ rất thấp. Để biết chắc chắn, sưng tinh hoàn sau bệnh quai bị có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cháu hay không chị cần cho con đi khám nam khoa. Các bác sĩ sẽ khám, kiểm tra và đưa ra kết luận cuối cùng.

Bệnh quai bị hiện không có thuốc hỗ trợ điều trị đặc hiệu. Việc xử trí hiện nay chủ yếu là kiểm soát các triệu chứng và hạn chế biến chứng hoặc di chứng. Thông thường các triệu chứng của bệnh sẽ tự biến mất sau 10 – 15 ngày. Việc hỗ trợ điều trị như giảm đau, kháng viêm chỉ nhằm kiểm soát triệu chứng mà thôi.

Sưng tinh hoàn sau bệnh quai bị2

Viêm tinh hoàn do biến chứng quai bị có thể dẫn đến vô sinh nhưng tỷ lệ rất thấp.

Chị và gia đình có thể trao đổi thêm với bác sĩ tư vấn điều trị nhằm lên kế hoạch theo dõi chức năng của tinh hoàn dựa trên các xét nghiệm đo nồng độ hormone và tinh dịch đồ. Đây là 2 chức năng quan trọng của tinh hoàn. Qua thăm khám hay siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện tinh hoàn còn đảm bảo được chức năng của nó hay không và chỉ định phương pháp xử trí phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital