Siêu âm ổ bụng được thực hiện như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Tăng Văn Tuấn

Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

Siêu âm ổ bụng là phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh được sử dụng để giúp bác sĩ quan sát và hình dung được các cơ quan và cấu trúc chi tiết bên trong ổ bụng. Siêu âm ổ bụng rất an toàn và không gây đau đớn, được sử dụng rộng rãi trong khám chữa bệnh.

Hình ảnh siêu âm được chụp trong thời gian thực, có thể hiển thị các cấu trúc và chuyển động của các cơ quan nội tạng của cơ thể cũng như máu chảy qua các mạch máu. Siêu âm giúp bác sĩ biết được những gì đang diễn ra trong cơ thể. Xét nghiệm này thường được sử dụng ở phụ nữ mang thai để kiểm tra tình trạng thai nhi nhưng cũng có nhiều công dụng lâm sàng khác.

Trường hợp nào cần siêu âm ổ bụng?

Siêu âm ổ bụng được tiến hành để kiểm tra các cơ quan chính trong ổ bụng, bao gồm túi mật, thận, gan, tuyến tụy, lá lách.

Siêu âm ổ bụng được tiến hành để kiểm tra các cơ quan chính trong ổ bụng, bao gồm túi mật, thận, gan, tuyến tụy, lá lách.

Siêu âm ổ bụng được tiến hành để kiểm tra các cơ quan chính trong ổ bụng, bao gồm túi mật, thận, gan, tuyến tụy, lá lách.
Bác sĩ có thể chỉ định một người thực hiện siêu âm ổ bụng nếu nghi ngờ mắc các bệnh lý sau:

  • Phình động mạch chủ bụng
  • Có cục máu đông
  • Các cơ quan trong ổ bụng bị sưng (như gan, lá lách, hoặc thận)
  • Tích tụ chất lỏng trong ổ bụng
  • Sỏi mật
  • Viêm tụy
  • Tắc nghẽn thận hoặc ung thư
  • Sỏi thận
  • Ung thư gan
  • Viêm ruột thừa

Siêu âm ổ bụng có thể được sử dụng để giúp bác sĩ xác định vị trí đặt kim trong thủ thuật sinh thiết hoặc chọc hút chất dịch từ u nang, áp xe. Nó cũng được dùng để kiểm tra lưu lượng  máu trong ổ bụng.

Nguy cơ có thể gặp khi siêu âm ổ bụng là gì?

 Không giống như X-quang hoặc CT scan, siêu âm không có bức xạ nên các bác sĩ hay sử dụng siêu âm đối với phụ nữ mang thai để kiểm tra tình trạng thai nhi.

Không giống như X-quang hoặc CT scan, siêu âm không có bức xạ nên các bác sĩ hay sử dụng siêu âm đối với phụ nữ mang thai để kiểm tra tình trạng thai nhi.

Siêu âm ổ bụng thường không có rủi ro. Không giống như X-quang hoặc CT scan, siêu âm không có bức xạ nên các bác sĩ hay sử dụng siêu âm đối với phụ nữ mang thai để kiểm tra tình trạng thai nhi.
Một số người có thể cảm thấy hơi khó chịu trong suốt quá trình siêu âm nếu đang bị đau bụng. Cần thông báo cho bác sĩ biết ngay nếu cơn đau ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả siêu âm có thể là:

  • Béo phì
  • Thức ăn bên trong dạ dày
  • Khí đường ruột

Siêu âm là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất giúp đánh giá tình trạng thai nhi. Mặc dù không có bằng chứng nào về tác hại đến bào thai do siêu âm, các bác sĩ vẫn không thể khẳng định chắc chắn là sẽ không có bất kỳ rủi ro lâu dài nào về sau.
Do đó chỉ siêu âm khi có nhu cầu y tế cụ thể và thực hiện ở những địa chỉ uy tín, có hệ thống máy móc chất lượng và đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn.

Cần chuẩn bị gì trước khi siêu âm ổ bụng?

Người bệnh cần lưu ý bữa ăn cuối trước khi thăm khám nên ăn các thức ăn dễ tiêu, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ và thức ăn dễ sinh hơi gây đầy bụng, vì quá nhiều hơi sẽ làm hạn chế thăm khám bằng siêu âm.

Siêu âm được thực hiện như thế nào?

Người bệnh nên mặc quần áo thoải mái, rộng rãi khi thực hiện siêu âm ổ bụng.

Người bệnh nên mặc quần áo thoải mái, rộng rãi khi thực hiện siêu âm ổ bụng.

Người bệnh nên mặc quần áo thoải mái, rộng rãi khi khám. Cũng có trường hợp phải cởi bỏ quần áo, mặc áo choàng do bệnh viện cung cấp khi thực hiện siêu âm.
Khi bắt đầu tiến hành siêu âm, thường bệnh nhân sẽ được yêu cầu nằm ngửa trên bàn khám. Một chất gel sẽ được bôi lên vùng bụng cần khảo sát để giúp đầu dò tiếp xúc chắc chắn với cơ thể và hạn chế không khí chen vào giữa đầu dò và da bệnh nhân. Chất gel này trong suốt và dễ dàng lau sạch sau khi siêu âm xong.   Sau đó, bác sĩ sử dụng đầu dò có chức năng vừa phát vừa thu sóng siêu âm tì sát vào da bệnh nhân và quét nó trên vùng bụng cần khám. Người bệnh sẽ không cảm thấy đau hay khó chịu.
Kết thúc quá trình siêu âm, bệnh nhân sẽ được yêu cầu mặc lại quần áo và ngồi chờ kết quả siêu âm theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital